1 / 65

NỘI DUNG BÁO CÁO

BÀI GIẢNG TẬP HUẤN LỚP ĐỊA PHƯƠNG Chuyên đề QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐỊA PHƯƠNG Giáo viên soạn giảng: Trương Châu Hiếu Đơn vị: Sở Xây dựng Bến Tre, tháng 4 năm 2011. NỘI DUNG BÁO CÁO. I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Download Presentation

NỘI DUNG BÁO CÁO

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BÀI GIẢNG TẬP HUẤN LỚP ĐỊA PHƯƠNGChuyên đềQUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀHIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐỊA PHƯƠNGGiáo viên soạn giảng: Trương Châu HiếuĐơn vị: Sở Xây dựngBến Tre, tháng 4 năm 2011

  2. NỘI DUNG BÁO CÁO I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐỊA PHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  3. I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ • Khái niệm về quản lý môi trường • Các nguyên tắc quản lý môi trường chủ yếu • Tổ chức công tác quản lý môi trường • Cơ sở khoa học - công nghệ, kinh tế của quản lý môi trường • Các công cụ quản lý môi trường • Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi trường • Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm • Những khái niệm cơ bản về quy hoạch môi trường • Kiểm soát ô nhiễm môi trường (KSON), công nghệ xử lý nguồn thải gây ô nhiễm nước , không khí , đất và chất thải rắn,

  4. 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG1.1. Khái niệm về quản lý môi trườngQuản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên. (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2000)Thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm: - Quản lý nhà nước về môi trường- Quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường

  5. 1.2. Các nguyên tắc quản lý môi trường chủ yếu- Hướng tới sự phát triển bền vững- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường- Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp.- Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm.- Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP - Polluter pays principle)

  6. 1.3.Tổ chức công tác quản lý môi trườngTổ chức công tác quản lý môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác bảo vệ môi trường, bao gồm các mảng công việc quan trọng sau:- Bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các qui định luật pháp dùng cho công tác bảo vệ môi trường.- Bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá định kỳ chất lượng môi trường.- Bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo các cán bộ môi trường.- Các bộ phận nghiên cứu, giám sát kỹ thuật và đào tạo cho các địa phương ở cấp các ngành.

  7. 1.4. Cơ sở khoa học - công nghệ, kinh tế của quản lý môi trườngNgày nay, có đủ điều kiện để xem quản lý môi trường là một chuyên ngành khoa học môi trường, có chức năng quản lý tổng hợp các hoạt động phát triển của con người, đảm bảo duy trì và bảo vệ chất lượng môi tường sống của con người cùng các sinh vật trên trái đất, hiện tại cũng như trong tương lai. Công tác quản lý môi trường dựa trên:* Cơ sở khoa học- Vấn đề môi trường thông thường khá phức tạp, liên quan với nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội, nên không thể giải quyết bằng một số giải pháp riêng biệt của một ngành khoa học nào đó. Quản lý môi trường với tư cách là một lĩnh vực khoa học ứng dụng có chức năng phân tích, đánh giá và áp dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ, quản lý xã hội để giải quyết tổng thể các vấn đề môi trường do phát triển đặt ra.

  8. - Hoạt động của loài người đang gây ra các tác động vượt qua khả năng chịu tải của trái đất, và để duy trì cuộc sống của loài người, cần phải sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trên trái đất. Loài người cần phải quản lý môi trường sống của chính mình thông qua các hoạt động phát triển bền vững.- Sự hình thành các công cụ tính toán, phương pháp khoa học riêng để đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, tiêu chuẩn môi trường... Đó là những công cụ có hiệu lực để quản lý chất lượng môi trường.

  9. * Cơ sở kỹ thuật - công nghệTiềm lực kỹ thuật và công nghệ của loài người trong giai đoạn hiện nay cho phép xử lý phần lớn các dạng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, môi trường tự nhiên là cỗ máy xử lý khổng lồ và hoạt động liên tục, do vậy cần phải có những phương thức quản lý tối ưu dựa trên các khả năng của môi trường tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người.Hoạt động quản lý môi trường là cần thiết để điều tiết khả năng ứng dụng công nghệ và thiết bị có lợi cho môi trường sống của toàn nhân loại hiện tại cũng như trong tương lai.Các giải pháp tối ưu có từ các ứng dụng thông tin dự báo môi trường GIS <Hệ thống thông tin địa lý>, mô hình hoá, qui hoạch môi trường, EIA <Phương pháp đánh giá nhanh>, kiểm toán môi trường, chỉ có thể triển khai trong thực tế thông qua các biện pháp quản lý tổng hợp môi trường của địa phương, ngành, quốc gia, khu vực và quốc tế.Quản lý môi trường trong tương lai, có thể trở thành công cụ trợ giúp đắc lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp tái chế chất thải, một trong giải pháp công nghệ sạch, công nghệ không có phế thải.

  10. * Cơ sở kinh tế của quản lý môi trườngCơ sở kinh tế của quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường, được điều tiết thông qua các công cụ kinh tế:Nếu dùng các biện pháp và công cụ kinh tế, chúng ta có thể định hướng được sản xuất và tiêu thụ, nói cách khác, có thể điều khiển được các hoạt động sản xuất có tác động đến môi trường. Các công cụ bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, bao gồm: Quyền sở hữuThuế các loạiLệ phí và phí môi trườngCota ô nhiễmHệ thống đặt cọc và hoàn trảNhãn sinh tháiTrợ cấp và xử phạtTiêu chuẩn môi trườngHệ thống tiêu chuẩn ISO

  11. * Cơ sở luật pháp của quản lý môi trườngLuật quốc tế về môi trườngKhái niệm“ Luật quốc tế về môi trường: là tổng thể các nguyên tắc, qui phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại do các nguồn khác nhau gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường thiên nhiên ngoài phạm vi tài phán quốc gia” (Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2000).

  12. 1.5. Các công cụ quản lý môi trườngKhái niệm về công cụ quản lý môi trườngCông cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.Công cụ quản lý môi trường là vũ khí hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện công tác quản lý môi trường quốc gia và rất đa dạng, không có một công cụ nào có giá trị tuyệt đối trong việc quản lý môi trường. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ nhau. Việc nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ quản lý là điều bắt buộc phải làm thường xuyên ở các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và là công tác trọng tâm của ngành môi trường.

  13. Phân loại công cụ quản lý môi trường- Phân loại theo chức năng + Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp, chính sách. + Công cụ hành động: là các công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi trường trong kinh tế, sinh hoạt), công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế - xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh. + Công cụ phụ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác động trực tiếp tới hoạt động. Các công cụ này dùng để quan sát, giám sát các hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã hội. Công cụ phụ trợ có thể là các công cụ kỹ thuật như: GIS, mô hình hoá...- Phân loại theo bản chất công cụ

  14. + Công cụ luật pháp - chính sách: bao gồm các qui định luật pháp và chính sách về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật về môi trường, luật nước,... + Công cụ kinh tế: đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ kinh tế chỉ được áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và nhanh chóng hoàn thiện theo thời gian, đồng thời rất đa dạng như: thuế môi trường; nhãn sinh thái; phí môi trường; cota môi trường...+ Các công cụ kỹ thuật quản lý: có tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ô nhiễm hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt động sản xuất. Các công cụ kỹ thuật quản lý gồm các công cụ đánh giá môi trường, monitoring <quan trắc> môi trường, kiểm toán môi trường, qui hoạch môi trường, công nghệ xử lý các chất thải, tái chế và sử dụng... Các công cụ này có tác động mạnh tới việc hình thành và hành vi phân bố chất ô nhiễm trong môi trường, có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển nào. + Các công cụ phụ trợ: không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này, có thể bao gồm: GIS, mô hình hoá môi trường, giáo dục và truyền thông về môi trường.

  15. 1.6. Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi trườngVai trò công tác kế hoạch hoá ở nước ta không những không bị “lu mờ” trong nền kinh tế thị trường, mà ngược lại còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định các chính sách vĩ mô điều hành nền kinh tế phát triển đúng hướng, ổn định và bền vững.Do vậy, để đảm bảo phát triển bền vững đất nước, cần phải hình thành những nguyên tắc như: coi môi trường là đối tượng của kế hoạch hoá; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tất cả các dự án, chương trình phát triển của từng ngành, từng địa phương; đưa các chỉ tiêu môi trường vào công tác thống kê, kế hoạch và đánh giá sự phát triển của đất nước.Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi trườngCông tác kế hoạch hoá bảo vệ môi trường cần quan tâm đến việc huy động nội lực toàn dân, toàn quân, xây dựng các phong trào bảo vệ môi trường từ cơ sở. Nội dung kế hoạch hoá công tác môi trường của nhà nước phải bao quát được 5 vấn đề:

  16. Hình thành qui hoạch, chiến lược và các chương trình, các dự án cụ thể về môi trường và bảo vệ môi trường nhằm phục hồi, cải tạo môi trường bị ô nhiễm và suy thoái.Thực hiện việc giáo dục môi trường, phổ cập kiến thức về môi trường và tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường.Xây dựng cơ chế chính sách luật pháp về môi trường và bảo vệ môi trường.Xây dựng mạng lưới điều tra, quan sát, dự báo, báo động, kiểm tra và kiểm soát về môi trường nhằm đánh giá đúng hiện trạng môi trường.Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường.

  17. 1.7. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễmKhái niệm chung về công cụ kinh tế môi trườngCông cụ kinh tế trong quản lý môi trường có tác động trực tiếp tới thu thập hoặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực tới môi trường. Công cụ kinh tế đều có mục đích chung là hạn chế lượng chất thải phát sinh, giảm ảnh hưởng của việc tiêu thụ tài nguyên và năng lượng.Để phát huy hiệu lực của công cụ kinh tế cần có những điều kiện: - Nền kinh tế thị trường thực sự.- Chính sách và các qui định pháp luật chặt chẽ để có thể kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra ô nhiễm.- Hiệu lực cao của các tổ chức quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương.

  18. - Thu nhập bình quân (GDP) của quốc gia cao, cho phép quốc gia có những nguồn tài chính dành cho công tác bảo vệ và giáo dục môi trường.Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phần của chính sách môi trường, do đó cần luôn được nghiên cứu để hoàn thiện, tránh sự phản ứng của nhà sản xuất và người tiêu thụ. Công cụ kinh tế môi trường có tác động rất mạnh tới sự điều chỉnh chính sách kinh tế và môi trường ở các nước phát triển, do vậy cần phải nghiên cứu áp dụng chúng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội ở qui mô lâu dài.

  19. Thuế tài nguyên, môi trường và các lệ phí ô nhiễm- Thuế tài nguyênThuế tài nguyên là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.Các tài nguyên tái tạo được bao gồm: sản phẩm rừng tự nhiên, sản phẩm thuỷ sản tự nhiên, nước tự nhiên. Một số tài nguyên không tái tạo được nhưng chưa xác định được trữ lượng cũng áp dụng cách tính thuế trên.Với tài nguyên không tái tạo được đã xác định được trữ lượng thì đối tượng tính thuế phải là trữ lượng tài nguyên mất đi trong quá trình khai thác.- Thuế môi trườngThuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia, nhằm bù đắp các chi phí mà xã hội bỏ ra để giải quyết các vấn đề như: chi phí y tế, chi phí mất ngày công lao động, chi phí phục hội môi trường, chi phí phục hồi tài nguyên, chi phí xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm...

  20. - Phí và lệ phí môi trườngKhái niệm chung:Lệ phí là khoản thu có tổ chức bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp.Phí là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế..- Các công cụ tạo ra thị trườngCác công cụ loại này có mục đích tạo ra một thị trường mà trong đó những người tham gia có thể mua hoặc bán lại các “quyền” được gây ô nhiễm thực tế hay tiềm tàng. Sự tạo ra thị trường có thể thực hiện dưới hình thức: các giấy phép có thể bán được (cota môi trường) hoặc bảo hiểm trách nhiệm. Mục đích của công cụ tạo ra thị trường là tăng cường hiệu quả kinh tế của công tác quản lý ô nhiễm và đầu tư công nghệ xửl ý chất ô nhiễm.

  21. - Các khoản trợ cấp môi trườngCác khoản trợ cấp môi trường bao gồm:- Cấp phát không bồi hoàn kinh phí từ ngân sách dành cho công tác quản lý môi trường;- Khuyến khích về thuế và vay vốn lãi suất thấp đối với các hoạt động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường.- Ưu đãi cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để nâng cao khả năng quản lý môi trường.- Hệ thống ký quĩ và hoàn trảKý quĩ môi trường là một công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng như: khai thác khoáng sản, khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên khác, xây dựng các nhà máy tiềm ẩn mức độ ô nhiễm môi trường lớn và việc mua bán các sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm.- Các khuyến khích cưỡng chế thi hànhPhí không tuân thủĐược tính cho những người gây ô nhiễm, khi họ xả thải chất ô nhiễm vượt quá mức qui định.

  22. Qui trách nhiệm pháp lýLà công cụ kinh tế áp dụng đối với những người gây ô nhiễm tiềm năng hay thực tế nhằm khuyến khích công tác bảo vệ môi trường, bằng cách buộc họ phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do họ gây ra. Khi người gây ô nhiễm biết chắc chắn rằng phải trả tiền cho những thiệt hại về môi trường, thì họ sẽ có các hành động để giảm nguy cơ ô nhiễm tới mức tối thiểu.- Quĩ môi trườngCác chi phí dành cho công tác quản lý môi trường và xử lý các chất ô nhiễm thường chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn đầu tư xây dựng và quản lý hoạt động của dự án. Có thể xem quĩ là nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trườngQuĩ môi trường được thành lập từ các nguồn kinh phí, bao gồm nguồn đóng góp ban đầu của ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân, nguồn đóng góp từ phí môi trường và các loại lệ phí khác, nguồn hỗ trợ chính thức từ nước ngoài (ODA) và các nguồn viện trợ của chính phủ nước ngoài.

  23. - Nhãn sinh tháiNhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước dành cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm; quá trình sử dụng sản phẩm đó có tác động thúc đẩy các loại hoạt động hướng tới việc bảo vệ môi trường.

  24. 1.8.Những khái niệm cơ bản về quy hoạch môi trường :1.8.1 Khái niệm về quy hoạch môi trường (QHMT) ra đời vào những năm 70 và được thực hiện rộng rãi vào những năm 90 của thế kỷ này. Quy hoạch môi trường có thể coi là một ngành khoa học môi trường khá mới không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, do đó tồn tại nhiều quan niệm và phương pháp nghiên cứu khác nhau.

  25. 1.8.2. Mục tiêu của quy hoạch môi trường Mục đích của Quy hoạch môi trường vùng lãnh thổ là điều hoà sự phát triển của ba hệ thống Môi trường – Kinh tế – Xã hội đang tồn tại và hoạt động trong vùng, đảm bảo sao cho sự phát triển của hệ thống kinh tế xã hội phù hợp với khả năng chịu tải của hệ thống tự nhiên, bảo vệ được môi trường sống và làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của QHMT là những quan điểm về phát triển bền vững bao gồm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường sống, phát triển kinh tế xã hội trong khả năng giới hạn của các hệ sinh thái trong một vùng lãnh thổ.QHMT là một công cụ quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. QHMT phải đạt được các mục tiêu chung và chủ yếu sau :- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng môi trường (vùng, khu vực cung cấp tài nguyên, sản xuất, dân cư...).- Điều chỉnh các hoạt động phát triển và xử lý chất thải nhằm đảm bảo môi trường sống trong sạch cho con người.- Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và quản lý môi trường theo vùng, khu vực quy hoạch.

  26. 1.8.3. Nội dung cơ bản của quy hoạch môi trườngĐể đạt được các mục tiêu trên, những nội dung sau đây của QHMT cần thực hiện :- Phân tích, đánh giá hiện trạng tài nguyên, kinh tế xã hội và môi trường của vùng quy hoạch. Tiến hành kiểm kê và đánh giá tình trạng hiện có và tiềm năng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường vùng QH.- Dự báo xu thế phát triển kinh tế xã hội, diễn biến tài nguyên và môi trường vùng quy hoạch. Trong nội dung này có hai khả năng xảy ra đối với một vùng QHMT.

  27. - Phân vùng các đơn vị chức năng môi trường và dự báo những vấn đề bức xúc về tài nguyên môi trường trong các đơn vị lãnh thổ được phân chia. ở nước ta khó có thể xác định được chính xác sự phân hoá lãnh thổ giữa các đơn vị (như vùng, tiểu vùng, khu) chức năng môi trường khi mà các khu sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến, khu dân cư đan xen lẫn nhau. Sự hiểu biết về khoa học địa lý cảnh quan giúp cho người xây dựng QHMT trong việc nhận biết mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau giữa các đơn vị lãnh thổ tự nhiên thông qua dòng vật chất và năng lượng và từ đó có những phương án bố trí không gian hợp lý. Trong QHMT các yếu tố (quy luật) tự nhiên và xã hội hoà quyện với nhau, có thể ở đơn vị lãnh thổ này thì các yếu tố tự nhiên được chọn là yếu tố trội, nhưng ở đơn vị lãnh thổ khác thì ngược lại.

  28. - Sau khi xây dựng được bản đồ hay sơ đồ quy hoạch các đơn vị chức năng môi trường, việc tiếp theo là hoạch định các biện pháp quản lý môi trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lãnh thổ quy hoạch. Các số liệu về hiện trạng, dự báo về tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội, các biện pháp quản lý môi trường hiện đang thực hiện... là cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách, các quy định, các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển với chất lượng môi trường sống của cộng đồng.- QHMT có những điểm tương đồng với QH trung tâm phát triển kinh tế xã hội và với một số quy hoạch ngành khác (như quy hoạch sử dụng đất) về phương pháp luận. Sự khác nhau tuy không rõ rệt nhưng rất quan trọng giữa QHMT với các quy hoạch khác đó là chất lượng môi trường của từng đơn vị lãnh thổ phân chia và mối quan hệ ảnh hưởng môi trường giữa các đơn vị lãnh thổ với nhau được xem xét một cách nghiêm túc, có hệ thống.

  29. 1.9. Kiểm soát ô nhiễm môi trường (KSON), công nghệ xử lý nguồn thải gây ô nhiễm nước , không khí , đất và chất thải rắn.Kiểm soát ô nhiễm: là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, không cho ô nhiễm xảy ra, hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ nó và phục hồi lại như trước khi bị ô nhiễm.- Như vậy: KSON bao gồm cả việc ra các luật lệ, chính sách, các văn bản phòng ngừa và xử lý ô nhiễm, việc thanh tra ô nhiễm, quan trắc (monitoring) ô nhiễm, phần ô nhiễm của đánh giá tác động môi trường (ĐTM), kiểm kê, kiểm toán và dự báo các nguồn thải, chất thải, chất lượng của môi trường, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn chất thải, tiêu chuẩn công nghệ, xây dựng và thực thi kế hoạch phòng ngừa và xử lý sự cố ô nhiễm, các kỹ thuật và biện pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm, phục hồi môi trường đã bị ô nhiễm, giáo dục, tuyên truyền đào tạo, nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ về ô nhiễm, ...

  30. - KSON là một phần quan trọng nhất của quản lý môi trường, phải và thường được lưu ý trước tiên, có thể đồng nhất quản lý ô nhiễm với kiểm soát ô nhiễm.- Nước ta là nước đang phát triển. Một số thành phố lớn, một số sông, hồ, vũng vịnh, cửa sông đã bị ô nhiễm, một số cơ sở (bệnh viện, bãi rác và một số cơ sở sản xuất) đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Song nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong cả nước, chưa trầm trọng bằng các nước phát triển khác. Vì vậy phòng ngừa ô nhiễm là quan trọng nhất, xử lý và phục hồi là quan trọng song vẫn là phụ, coi tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn thải và tiêu chuẩn về các công nghệ sử dụng là chỗ dựa, căn cứ chính và chú ý trước hết đến ô nhiễm nhân tạo.

  31. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐỊA PHƯƠNG • Tổng quan • Khái quát về Bến Tre • Qui hoạch đô thị • Quản lí chất thải rắn đô thị • Tình hình xử lí chất thải rắn • Giải pháp quản lí rác thải • Tình hình ô nhiễm do giao thông đô thị • Giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí môi trường đô thị

  32. 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐỊA PHƯƠNG2.1 Tổng quanTrong giai đoạn hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, nó không bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một khu vực mà là vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm.Việt Nam với cơ chế thị trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, điều đó tất yếu sẽ dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên thiếu tính toán nhằm phục vụ cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh, kèm theo đó thể hiện việc chưa có một quy hoạch đô thị và khu công nghiệp hoàn chỉnh, kèm theo đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn và độc hại.v.v…Riêng với địa phương Bến Tre, tuy tốc độ ĐTH-CNH chậm hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước, song sự tập trung đông đúc của dân cư và các nhà máy, xí nghiệp, trên địa bàn thành phố và vùng phụ cận đang đứng trước những trở ngại rất lớn về tình trạng ô nhiễm môi trường.

  33. Bến Tre đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển đô thị. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên và liên tục trong mọi thời kỳ nhưng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển đô thị sẽ có những đặc thù riêng, đòi hỏi làm sao vừa đẩy mạnh được tốc độ công nghiệp vừa phát triển đô thị lại vừa hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu đến môi trường, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển ổn định và bền vững và phù hợp với Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước” cũng như Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện theo tinh thần Nghị quyết trên.Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre tới năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,8%/năm và tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 30%. Để đạt mục tiêu trên, về kinh tế, tỉnh sẽ chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, địa phương sẽ đầu tư phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quan tâm các vấn đề an sinh xã hội. Để triển khai có hiệu quả, tỉnh sẽ xây dựng thành các kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm; kêu gọi đầu tư và xác định ưu tiên cho những công trình trọng tâm, trọng điểm.

  34. Với những mục tiêu trên, cần phải chú ý đến việc ngăn cản ô nhiễm môi trường, xem đây là việc làm cần thiết và cấp bách nhưng phải đảm bảo duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Để đạt được điều đó cần phải có biện pháp quy hoạch và quản lý môi trường thích hợp. 

  35. 2.2 Khái quát về Bến TreBến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 65 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thành phố Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km. Bến Tre có diện tích là 2.315 km². Điểm cực Nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 9o48' Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20' Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o48' Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57' Đông. Dân số của tỉnh là 1.354.589 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009) với dân tộc chiếm đa số là người Kinh.Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 mm đến 1.500 mm. Khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô.

  36. Bến Tre là tỉnh có địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát (tiêu biêu ở xã An Thuận-huyện Thạnh Phú có một cồn cát mặc dầu cách biển đến khoảng 15-20km) xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc với nhiều sông rạch. Bốn nhánh sông Tiền Giang là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên chia đất Bến Tre lần lượt thành cù lao An Hóa (gồm một phần huyện Châu Thành, huyện Bình Đại), cù lao Bảo (gồm một phần huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, các huyện Giồng Trôm, Ba Tri) và cù lao Minh (gồm các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ cày Nam, Thạnh Phú). Hai sông Hàm Luông và Ba Lai chảy xuyên suốt tỉnh rồi ra hai cửa biển cùng tên. Sông Mỹ Tho chia ranh giới phía bắc với tỉnh Tiền Giang rồi đổ ra cửa Đại. Sông Cổ Chiên làm ranh giới với tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh rồi chảy ra hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu. Các sông rạch khác là sông Bến Tre, rạch Bàng Cùng, kinh Thơm, kinh Tân Hương, kinh Tiên Thủy, rạch Cầu Mây, rạch Vũng Luông...Bờ biển Bến Tre dài khoảng 65km. Ngoài khơi có các đảo nhỏ như Cồn Lợi, Cồn Hồ...

  37. 2.3 Qui hoạch đô thị:UBND tỉnh Bến Tre vừa bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và khu dân cư trên địa bàn đến năm 2020. Theo đó, trong 13 năm tới, Bến Tre sẽ xây dựng 28 khu đô thị gồm: 1 đô thị loại III, 3 đô thị loại IV và 24 đô thị loại V. Trong đó, đến năm 2015, sẽ xây dựng các thị trấn Ba Tri (huyện Ba Tri), Mỏ Cày (huyện Mỏ Cày) và Bình Đại (huyện Bình Đại) thành đô thị loại IV; xây dựng các xã An Định (Mỏ Cày), Tân Phú, An Hoá (Châu Thành) và Châu Hưng (Bình Đại) thành đô thị loại V. Đến năm 2010 sẽ đưa 13 trung tâm xã trở thành thị tứ.

  38. 2.4 Quản lí chất thải rắn đô thị:2.4.1. Nguồn phát sinh chất thải rắnTheo số liệu điều tra, hiện nay trên địa bàn tỉnh hàng ngày thải ra khoảng 118 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó tập trung nhiều nhất tại khu vực Thành Phố 74,455 tấn (năm 2004) và một số thị trấn của huyện như Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Châu Thành và Chợ Lách. Các nguồn chủ yếu: - Rác ở các hộ dân.          - Rác thương mại.          - Rác đường phố và công viên.          - Rác từ cơ quan trường học.          - Rác thải của các Bệnh viện, Trung tâm Y tế.          - Rác xây dựng. - Rác công nghiệp.

  39. Tại Thành phố, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho đội thu gom của Công ty Công trình Đô thị TP Bến Tre thu gom chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm Thành phố và các hộ nằm trên mặt tiền các trục đường ĐT 885 (đến chợ Mỹ Lồng, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm; trục Quốc lộ 60 (đến bến phà Rạch Miễu, chợ Tam Phước). Những năm qua công ty rất khó mở rộng địa bàn và nâng công suất thu gom do phương tiện thiếu và lạc hậu, cơ sở hạ tầng Thành phố còn nhiều hẻm sâu, xa đường phố chính và ý thức người dân còn hạn chế. Thống kê và dự báo thì tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong các năm gần đây như sau:

  40. Hình 4.1. Sơ đồ biểu diển lượng rác thải các loại tại Thành phố Bến Tre qua các năm.

  41. Qua kết quả trên cho thấy tổng lượng chất thải trên địa bàn Thành phố có chiều hướng gia tăng và tăng theo cấp số cộng. Đây là lượng chất thải lớn và có tính gây ô nhiễm cao, là vấn đề cần quan tâm nhất của tỉnh do đó cần có biện pháp thu gom và xử lý triệt để nếu không về lâu, về dài sẽ là một gánh nặng cho sự phát triển kinh tế - hội của địa phương.

  42. 2.4.2. Phân loại và thu gom chất thải rắn* Phân loại chất thải rắn.Phân loại chất thải nguy hại:- Rác thải công nghiệp nguy hại chủ yếu là bụi sinh ra trong quá trình sản xuất thuốc lá tại nhà máy thuốc lá Bến Tre. Hiện nay, nhà máy chưa có công nghệ xử lý loại chất thải này, mà chủ yếu xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại bãi rác Phú Hưng

  43. -Rác thải y tế: Theo số liệu thống kê, hiện nay Bến Tre hiện có 11 bệnh viện, 08 phòng khám khu vực và 160 trạm y tế - hộ sinh xã cơ quan xí nghiệp nhưng chỉ có 04 đơn vị có phân loại chất thải y tế nguy hại với các loại rác khác. Những đơn vị còn lại đều không có phân loại, chất thải y tế nguy hại được xử lý chung với các loại rác khác chủ yếu bằng phương pháp đốt ngoài trời hoặc chôn lấp, chất thải lỏng được xử lý trong các hầm tự thấm. 2.4.3. Thu gom chất thải rắn.Tỷ lệ hộ gia đình đăng ký thu gom xử lý rác tăng 90,88% (05 phường nội ô), 19,78% (08 phường ngoại ô) (tháng 12/2004). Trên các tuyến đường và các tụ điểm sinh hoạt công cộng đã trang bị các thùng rác. Các phương tiện xe tải ép rác và xe đẩy tay được đầu tư mới về số lượng và khả năng vận chuyển.

  44. Qua 02 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TXU về xử lý rác thải, nước thải trên địa bàn thành phố Bến Tre, với sự cố gắng của các ngành, các cấp và nhất là của Công ty Công trình đô thị, bộ mặt thành phố thay đổi khang trang, sạch đẹp hơn, làm giảm đáng kể tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường phố. Đó là do khả năng thu gom chất thải rắn của công ty có sự gia tăng qua các năm gần đây.

  45. 2.5 Tình hình xử lí chất thải rắn:2.5.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt.Thành phố Bến Tre có một bãi rác sinh hoạt với diện tích 2,7 ha tại ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, TP Bến Tre, hoạt động từ năm 1990. Hình thức xử lý rác là đỗ tự nhiên và chôn lấp một phần, bình quân 54 tấn rác/ngày, 19.710 tấn rác/năm. Trong quá trình ủ có hỗ trợ xử lý bằng cách dùng vôi và phun thuốc diệt ruồi, nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bãi rác hiện chưa đạt chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tình hình xử lý nước rò rỉ ra từ bãi rác là thẩm thấu tự nhiên, xung quanh có tường bao không cho nước rỉ từ bãi rác chảy ra bên ngoài. Hiện tại, bãi rác đã quá tải, UBND tỉnh đã phê duyệt cho mở rộng thêm 02 ha đất. Công nghệ xử lý hoặc tái chế rác thải tại tỉnh Bến Tre chưa có, chủ yếu là ủ tự nhiên, sau đó Ban quản lý bãi rác Phú Hưng bán cho các hộ dân khai thác rác mục (sàn) cung ứng cho các nhà vườn làm phân bón với giá khoảng từ 120.000 – 150.000 đ/tấn, nhằm hạn chế sự quá tải của bãi rác hiện nay.

  46. 2.5.2. Đối với chất thải công nghiệp nguy hại. Rác thải công nghiệp là rác sinh ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm chất thải rắn sản xuất và rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong các cơ sở công nghiệp. Do đặc thù các ngành công nghiệp hiện nay tại tỉnh Bến Tre chủ yếu sản xuất nhỏ và khá đa dạng, các chất thải công nghiệp được các chủ cơ sở tận dụng tối đa hoặc thu gom triệt để, bán cho các cơ sở công nghiệp khác đưa vào sản xuất chế biến. Do đó, lượng rác thải công nghiệp sinh ra không nhiều. Hiện nay, rác thải công nghiệp nguy hại của TP chủ yếu là bụi thuốc lá sinh ra nhà máy Thuốc lá Bến Tre, khối lượng khoảng 02 tấn/ngày. Công nghệ xử lý là thải tự nhiên và chôn lấp tại bãi rác của Thành Phố (ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, TP Bến Tre).

  47. 2.5.3. Đối với chất thải y tế nguy hại. - Rác thải bệnh viện: bao gồm rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân và rác thải y tế sinh ra từ việc khám, chữa và điều trị bệnh. Trong đó rác thải y tế đã được thế giới xếp vào loại rác thải độc hại nguy hiểm bởi trong rác thải có chứa nhiều vi trùng có khả năng gây bệnh cho người và súc vật. Lượng rác thải y tế từ các bệnh viện và trung tâm y tế huyện trong tỉnh hiện nay khoảng 1 – 2 tấn/ngày. Nước thải bệnh viện: theo số liệu điều tra hiện nay chỉ có 04 đơn vị có dự án và đang hoạt động hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng. Những đơn vị còn lại đều chưa có, việc xử lý chất thải rắn chủ yếu bằng phương pháp đốt ngoài trời, chất thải lỏng được xử lý trong các hầm tự thấm. Do tính chất độc hại của rác thải y tế cho nên cần thiết phải có biện pháp thu gom và xử lý riêng biệt với các loại rác thải khác.

More Related