560 likes | 761 Views
QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Nội dung. Các loại văn bản pháp luật liên quan Giới thiệu Quỹ Phát triển KH&CN thành phố. Quy trình giải quyết hồ sơ, thẩm định dự án đầu tư của Quỹ phát triển KH&CN. PHẦN I:. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT.
E N D
QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung • Các loại văn bản pháp luật liên quan • Giới thiệu Quỹ Phát triển KH&CN thành phố. • Quy trình giải quyết hồ sơ, thẩm định dự án đầu tư của Quỹ phát triển KH&CN
PHẦN I: CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Văn bản pháp luật liên quan: • Nghị định 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 về thành lập Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia • Quyết định 117/2005/QĐ-TTg, ngày 27/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia
Văn bản pháp luật liên quan (tt): 3.Quyết định 55/2007/QĐ-TTg, ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các ngành công nghệ ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010 tầm nhìn đến 2020. 4.Thông tư Liên tịch 129/2007/TTLT/BTC-BKHCN, ngày 2/11/2007 hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia
PHẦN II: GIỚI THIỆU: QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Giới thiệu: • Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 76/2007/QĐ-UBND ngày 16/5/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố • * Mục đích hoạt động: • Hỗ trợ triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong nước, các kết quả nghiên cứu có triển vọng thành sản phẩm có tiềm năng thương mại. • Thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu KH và phát triển CN, chuyển giao công nghệ, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ. • Bảo toàn vốn, bù đắp chi phí và không vì mục đích lợi nhuận
2. Chính sách ưu đãi: • Cho vay với lãi suất ưu đãi, tối đa bằng 50% lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại và không cần tài sản thế chấp. • Tài trợ không thu hồi cho các dự án; mức tài trợ không quá 30% tổng kinh phí thực hiện.
3. Đối tượng áp dụng: • Các đối tượng được cho vay và tài trợ một phần a./ Các công trình đã được cấp bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích. b./ Các dự án tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành mà thành phố ưu tiên do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức KHCN thực hiện và chưa hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước. c./ Các dự án nhằm mục đích thương mại hoá các công trình nghiên cứu khoa học đoạt giải thưởng tại các Hội thi sáng tạo KHKT thành phố và quốc gia. d./ Các dự án của doanh nghiệp công nghệ được tạo dựng từ các vườn ươm công nghệ trên địa bàn thành phố.
3. Đối tượng áp dụng (tt): • Các đối tượng được vay vốn: a./Các dự án sản xuất thử nghiệm nhằm triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu có triển vọng, hiệu quả kinh tế thuộc các đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu của các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các đơn vị khoa học và các doanh nghiệp. b./Các dự án sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ chế tạo thiết bị hiện đại với chi phí thấp thay thế nhập khẩu của chương trình chế tạo thiết bị từ nghiên cứu trong nước đã qua giai đoạn sản xuất máy mẫu. c./Chuyển giao công nghệ để đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao hơn.
4. Điều kiện cho vay: • Tổ chức, cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố vay vốn để thực hiện các dự án • Không cần tài sản thế chấp mà căn cứ vào năng lực công nghệ, nghiên cứu ứng dụng và hợp đồng sản phẩm sẵn có • Phải có dự án khả thi, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay và lãi vay qua kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định của Quỹ đánh giá có tính khả thi cao.
4. Điều kiện cho vay (tt): • Các dự án vay từ Quỹ không được trùng lắp với các dự án đã và đang thực hiện bằng nguồn vốn khác của Nhà nước. • Chủ đầu tư dự án phải có khả năng tài chính đảm bảo thực hiện được tối thiểu 30% giá trị dự toán được Hội đồng thẩm định phê duyệt. Mức cho vay tối đa là 70% giá trị dự toán. • Ngoài các điều kiện trên, bên đi vay được giải quyết cho vay khi có một trong các yếu tố sau: - Dự án thuộc 04 ngành công nghiệp ưu tiên phát triển của thành phố - Dự án nằm trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố
5. Điều kiện tài trợ: • Tài trợ một phần cho việc thực hiện các dự án tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề, lĩnh vực mà thành phố ưu tiên khuyến khích • Tài trợ một phần hay toàn bộ cho việc triển khai các công trình nghiên cứu khoa học đoạt giải thưởng tại Hội thi sáng tạo KHKT thành phố, quốc gia và các công trình đã được đăng ký sở hữu trí tuệ.
5. Điều kiện tài trợ (tt): • Dự án được tài trợ phải khả thi và được Hội đồng Quản lý Quỹ quyết định tài trợ sau khi thẩm định dự án • Chủ đầu tư phải có khả năng tài chính đảm bảo thực hiện tối thiểu 70% tổng kinh phí thực hiện. • Các dự án được tài trợ từ Quỹ không được trùng lắp với các dự án đã và đang được tài trợ từ nguồn vốn khác của nhà nước
PHẦN III: QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Quy trình giải quyết hồ sơ vay vốn/ tài trợ (tt): • Hồ sơ chuyển HIFU:
2. Hồ sơ vay vốn/ tài trợ: • Giấy đề nghị vay vốn/ tài trợ (theo mẫu) • Hồ sơ pháp lý bên vay/ bên nhận tài trợ • Dự án vay vốn/ tài trợ của Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Tp.HCM
2.1.1 Đối với bên vay/ bên nhận tài trợ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp • Quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu là DN nhà nước) • Điều lệ doanh nghiệp • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh • Giấy phép hành nghề đối với DN cần giấy phép • Danh sách thành viên Cty TNHH, Cty hợp danh, danh sách sáng lập Cty cổ phần.
2.1.1 Đối với bên vay/ bên nhận tài trợ hoạt động theo Luật DN (tt) • Quyết định bổ nhiệm: • Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu là Cty Cổ phần), • Chủ tịch Hội đồng thành viên (nếu là Cty TNHH), • Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc; • Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng. • Nghị quyết về việc: • Thông qua đầu tư dự án, • Đồng ý vay vốn, nhận tài trợ vốn của Quỹ phát triển KHCN • Giao cho Tổng Giám đốc / Giám đốc thực hiện các thủ tục vay vốn với Quỹ HIFU.
2.1.1 Đối với bên vay/ bên nhận tài trợ hoạt động theo Luật DN (tt) • Biên bản họp Hội đồng Quản trị về việc quyết định đầu tư dự án; vay vốn Quỹ đầu tư HIFU thực hiện dự án. • Văn bản Ủy quyền của HĐQT cho Tổng Giám đốc/ Giám đốc thực hiện các thủ tục vay vốn với Quỹ HIFU (ký hợp đồng tín dụng ủy thác, Hợp đồng tài trợ,…) • Các giấy tờ khác liên quan (nếu có)
2.1.2 Đối với bên vay/ bên nhận tài trợ là các tổ chức khác (như đơn vị sự nghiệp có thu): • Quyết định thành lập • Điều lệ, quy chế hoạt động đối với tổ chức có điều lệ, quy chế hoạt động. • Quyết định vổ nhiệm thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng • Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có)
2.1.3 Đối với bên vay/ bên nhận tài trợ là cá nhân • Giấy CMND/ hộ chiếu • Hộ khẩu • Giấy đăng ký kết hôn/ xác nhận độc thân • Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có)
2.2 Lập dự án vay vốn • Những nội dung cần lưu ý khi lập dự án • Hồ sơ kèm theo dự án
Chương I: Những căn cứ và sự cần thiết lập dự án 1.1 Những căn cứ:các văn bản pháp luật, quyết định phê chuẩn, chiến lược phát triển, quy hoạch, định hướng,… có liên quan đến dự án. VD: DA đầu tư sản xuất tấm lợp không amiăng • Quyết định 133/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của thủ tướng CP về việc sửa đổi 1 số điều của Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng VN đến năm 2010. • Các tổ chức quốc tế: WHO, ILO, … khuyến cáo hạn chế sử dụng amiăng. • Tổ chức IBAS (International Ban Asbestos Secretariate): vận động ráo riết cho lệnh cấm amiang trên phạm vi toàn cầu. • …
Chương I: Những căn cứ và sự cần thiết lập dự án (tt) 1.2 Sự cần thiết lập dự án:các thông tin về cung - cầu trên thị trường đối với loại sản phẩm, công nghệ cần đầu tư để nêu bật được sự cần thiết của dự án đối với đơn vị nói riêng và đối với thành phố nói chung.
Chương I: Những căn cứ và sự cần thiết lập dự án (tt) 1.3 Xuất xứ:DA được tiến hành trên cơ sở: • Từ sáng chế, • Giải pháp hữu ích, • Giải thưởng Hội thi sáng tạo KHKT, • Kết quả khoa học từ nước ngoài, • …
Chương II: Hình thức đầu tư 2.1 Hình thức đầu tư:Lựa chọn hình thức đầu tư cho dự án theo Luật đầu tư hiện hành VD: Các hình thức đầu tư • Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước. • Thành lập tổ chức kinh tế liên danh giữa các nhà đầu tư trong nước. • Đầu tư phát triển kinh doanh. • Các hình thức đầu tư khác. ….
Chương II: Hình thức đầu tư (tt) 2.2 Chủ đầu tư • Giới thiệu về chủ đầu tư: • Thành tích, • Kinh nghiệm (nếu có) • Hồ sơ năng lực: • Về công nghệ/ thiết bị; • Hợp đồng sản phẩm đã có,…
Chương III: Phương án sản phẩm và trang thiết bị cho dự án 3.1 Phương án sản phẩm: • Sản phẩm (phù hợp với mục tiêu dự án, không thuộc diện cấm) • Mô tả về sản phẩm, sản lượng, chất lượng sản phẩm, những đặc tính kỹ thuật, dự kiến giá thành. • Tỷ lệ xuất khẩu (nếu có) • Khả năng cạnh tranh, so sánh với những sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường
Chương III: Phương án sản phẩm và trang thiết bị cho dự án (tt) 3.2 Máy móc – Trang thiết bị - Công nghệ • Phân tích lựa chọn công nghệ, quy trình sản xuất • Nhu cầu đầu tư máy móc, trang thiết bị để sản xuất sản phẩm bao gồm:
3.2.1 Công nghệ • Quy trình công nghệ và đặc điểm nổi bật của công nghệ • Sự hoàn thiện của công nghệ • Mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ • Tính thích hợp của công nghệ
3.2.2 Thiết bị trong dây chuyền công nghệ • Sự phù hợp và tính đồng bộ của thiết bị với yêu cầu công nghệ - MMTB có phù hợp với quy trình công nghệ? - MMTB có đồng bộ về công suất? - MMTB có cho ra sản phẩm đạt chất lượng như mong muốn? • Đánh giá chất lượng của thiết bị • Mức độ mới của thiết bị • Phương thức mua sắm thiết bị • Đánh giá về sự chọn lựa nhà cung cấp, phương thức cung cấp, phương thức thanh toán, chính sách tín dụng của nhà cung cấp
3.2.3 Nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất • Khả năng cung cấp: có đảm bảo cho nhu cầu hoạt động trong suốt dòng đời dự án? • Đánh giá trữ lượng • Khả năng cung cấp • Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc cung cấp: • Thời tiết, khí hậu, địa hình • Thời gian vận chuyển • Tỷ giá hối đoái • … • Đánh giá về sự chọn lựa nhà cung cấp
Chương IV: Giải pháp địa điểm và mặt bằng cho dự án 4.1 Quy mô dự án: • Quy mô xây dựng: nhà xưởng, văn phòng, kết cấu, diện tích,… 4.2 Giải pháp mặt bằng và địa điểm: • Bố trí mặt bằng sản xuất • Địa điểm thực hiện dự án • Hình ảnh minh hoạ về địa điểm thực hiện dự án
Chương V: Tiến độ thực hiện dự án • Tiến độ của dự án được lập theo tháng, quý, năm tuỳ theo đặc điểm của từng dự án • Tiến độ dự án mẫu:
Chương VI: Bảo vệ môi trường và an toàn công nghiệp 6.1 Bảo vệ môi trường • Các nguồn gây ô nhiễm • Cấp độ ô nhiễm • Các giải pháp bảo vệ môi trường 6.2 An toàn công nghiệp • Biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất
Chương VII: Tổ chức quản lý và thực hiện 7.1 Cơ cấu tổ chức: • Mô tả sơ đồ tổ chức để vận hành dự án 7.2 Nhân sự • Nhu cầu nhân sự • Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, đào tạo,…
Chương VII: Tổ chức quản lý và thực hiện (tt) 7.3 Thiết lập các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và xây dựng các mối quan hệ hợp tác với bên ngoài 7.4 Hoạt động tài chính:gồm • Quỹ lương cho bộ máy tổ chức • Bảo hiểm xã hội • Bảo hộ lao động, trang phục, xe đưa đón • Chi phí đào tạo, huấn luyện • Chi phí thuê chuyên gia nước ngoài • Các chi phí khác
Chương VII: Tổ chức quản lý và thực hiện (tt) 7.5 Phân tích các rủi ro và biện pháp phòng ngừa • Về nhân sự, • Về công nghệ, • Về sản xuất, • Về sản phẩm: cạnh tranh, hàng kém chất lượng • …
Chương VIII: Vốn đầu tư 8.1 Tổng vốn đầu tư – Nguồn vốn đầu tư 8.1.1 Tổng vốn đầu tư:
Chương VIII: Vốn đầu tư (tt) 8.1.2 Nguồn vốn đầu tư
Chương VIII: Vốn đầu tư (tt) 8.2 Kế hoạch trả nợ vay: Dự án dự kiến sẽ được ân hạn 1 năm Lãi suất vay đề nghị: …%/năm
Chương VIII: Vốn đầu tư (tt) 8.3 Nguồn trả nợ vay: • Từ lợi nhuận thu được của dự án • Từ tất cả các nguồn thu của đơn vị • …
Chương IX: Phân tích hiệu quả, khả năng trả vốn của dự án 9.1 Doanh thu dự tính: • Ước tính tổng sản lượng • Tổng doanh thu • Nguồn thu • …
Chương IX: Phân tích hiệu quả, khả năng trả vốn của dự án (tt) 9.2 Chi phí dự kiến: • Ước tính chi phí sản xuất kinh doanh • Chi phí đầu tư MMTB, nguyên vật liệu, linh kiện,… • Chi phí sản xuất chung • Khấu hao • Thời gian khấu hao dự kiến • Mức khấu hao mỗi năm • Trả vay: • Trả lãi vay • Dự kiến trả nợ gốc vay hàng năm • Chi phí khác
Chương IX: Phân tích hiệu quả, khả năng trả vốn của dự án (tt) 9.3 Lãi và khả năng hoàn vốn • Lãi, lỗ hàng năm • Các chỉ tiêu tài chính: • NPV • IRR • Thời gian hoàn vốn • Lợi nhuận/ doanh thu • Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu • …
Chương IX: Phân tích hiệu quả, khả năng trả vốn của dự án (tt) 9.4 Nêu hiệu quả của dự án đạt được (hiệu quả kinh tế - xã hội) Ví dụ: • DA đóng góp cho ngân sách hàng năm • Việc áp dụng công nghệ mới sẽ góp phần làm tăng năng suất, giảm giá thành , nâng cao chất lượng sản phẩm,… • Có khả năng chuyển giao, công nghệ/ thiết bị cho DN khác, tiết kiệm chi phí đầu tư cho DN • DA mang lại việc làm cho người lao động trong nước • Tạo ra sản phẩm chất lượng, có khả năng xuất khẩu, giúp nâng cao uy tín của DN, mở rộng thị phần, đóng góp vào việc phát triển kinh tế của thành phố • …