1.02k likes | 1.24k Views
HOÏC VIEÄN HAØNH CHÍNH QUOÁC GIA. Moân hoïc: HOẠCH ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG ThS. Nguyeãn Xuaân Tieán. Câu hỏi ôn tập Chương V. Nội dung phân tích chính sách. Câu hỏi ôn tập Chương V. Câu 1. Khi tìm kiếm vấn đề chính sách , người ta dựa vào những đặc trưng nào?
E N D
HOÏC VIEÄN HAØNH CHÍNHQUOÁC GIA Moân hoïc: HOẠCH ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG ThS. Nguyeãn Xuaân Tieán
Câu hỏi ôn tập Chương V Nội dung phân tích chính sách
Câu hỏi ôn tập Chương V • Câu 1. Khi tìm kiếm vấn đề chính sách , người ta dựa vào những đặc trưng nào? • Câu 2. Tại sao khi phân tích hoạch định chính sách lại phải quan tâm đến thời cơ ban hành chính sách . • Câu 3. Hãy cho biết nội dung phân tích diễn biến chính sách • Câu 4. Khi phân tích tính hệ thống của chính sách cần tập trung vào những nội dung nào? • Câu 5. Để duy trì chính sách cần có những điều kiện chủ yếu nào? Phân tích các điều kiện đó. Liên hệ với thực tế nước ta.
Câu 1. Khi tìm kiếm vấn đề chính sách , người ta dựa vào những đặc trưng nào? • P. 140/152 • Vấn đề chính sách có mối quan hệ biện chứng với môi trường tồn tại. • Vấn đề chính sách mang cả tính hiện thực và tương lai. • Vấn đề chính sách kém linh động so với các vấn đề chung.
ĐB Hà Nội Nguyễn Tài Lương đề nghị: "Chúng ta nên bắt đầu từ nhu cầu của cuộc sống, sau đó các cơ quan địa phương tổng hợp đưa lên trình Chính phủ. Chính phủ gửi ý kiến đó đến UBTVQH và các Uỷ ban của Quốc hội sẽ trực tiếp soạn thảo văn bản". ĐB Huỳnh Thành Lập (TP.HCM) phân tích: "Chúng ta nên thống nhất, tập trung thông qua hoàn thành một số luật đang có yêu cầu cấp bách của đời sống xã hội. Riêng trong năm 2004 nên ưu tiên: Luật khiếu nại tố cáo, Luật thuế sử dụng đất (song hành với Luật đất đai sửa đổi), Luật giáo dục sửa đổi... Làm luật không nên xếp hàng mà nên tính đến yêu cầu cấp bách của đời sống".
Theo số liệu thống kê, từ năm 1993-2002 có gần 16 nghìn trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó tỷ lệ lấy chồng Đài Loan chiếm 81%. Thời gian chung sống dưới ba tháng của những cặp vợ chồng chiếm đến 67%. • Tham dự các phiên tòa ly hôn có yếu tố nước ngoài mới biết có hàng nghìn lý do để các cô gái Việt Nam lấy “chồng ngoại”. Người vì tình, kẻ vì tiền. Nhưng cũng có nhiều người có những lý do đôi khi chẳng giống ai. Kim Tuyết, 24 tuổi quyết định lấy chồng Đài Loan để “được đi máy bay”. Thùy Anh, 22 tuổi thì mơ mộng đến ngớ ngẩn “lấy chồng Trung Quốc sẽ được sang đó ở, được nhìn thấy tuyết hàng ngày”. Nhất Lan, đang là sinh viên cũng quyết định lấy chồng người Đức chỉ vì “có mấy đứa bạn ở bên Đức, mình muốn qua đó cho… vui”
Ở Cần Thơ, trung bình một năm, tòa án tỉnh thụ lý gần 100 vụ án xin ly hôn với người nước ngoài, trong đó trường hợp lấy chồng Đài Loan chiếm đa số. Tuy nhiên, hiện tượng những cô gái trẻ nông thôn đồng bằng sông Cửu Long lấy chồng Đài Loan vẫn tiếp tục bùng phát. Năm 2000, chỉ riêng tỉnh Cần Thơ có 1.800 cô gái lấy chồng ngoại. Có những xã như Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ), Hưng Thành và Hưng Hội (Vĩnh Lợi, Bạc Liêu), việc “kiếm” chồng nước ngoài rộ lên thành phong trào.
Bị hành hạ là chuyện thường ngày. • Trong một cuộc phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Đài Loan cho biết, ở Đài Loan mặc dù chính quyền các cấp kiểm tra giấy tờ rất nghiêm khắc song vẫn “lọt lưới” một số trường hợp người có vợ hoặc mắc bệnh tâm thần vẫn xin được giấy chứng nhận độc thân, sức khỏe bình thường để lấy vợ Việt Nam. Đa số người Đài Loan lấy vợ ngoài lãnh thổ là do hoàn cảnh đặc biệt, bị dị tật, tuổi cao. Ông Thứ trưởng cho rằng con số 15-20% cô dâu Việt Nam sống không hòa thuận với gia đình chồng như Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan công bố là hơi thấp. Thực tế, tỷ lệ này cao hơn vì sau hôn nhân nảy sinh hàng loạt vấn đề phức tạp, khiến nhiều cô dâu nước ngoài thất vọng.
Nếu biết phải trả giá quá đắt không hiểu các cô gái và gia đình họ có dám bước vào “con đường chồng ngoại”? Nhưng có vẻ như những “tấm gương bất hạnh” tuy nhiều song lại hiện ra khá mờ nhạt trong mắt mọi người. Hình ảnh những căn nhà vách đất được “lên đời” sau khi gia đình có con lấy chồng ngoại lại gây ấn tượng mạnh mẽ với người dân nông thôn hơn. Hơn nữa, do số phụ nữ bị bạc đãi từ quê chồng trở về thường bỏ đi làm ăn xa hoặc không muốn nói lên sự thật. Mộng Thảo, đã ly hôn với người chồng Đài Loan tâm sự: “Em còn mặt mũi nào mà về quê. Biết hoàn cảnh em như thế này, chắc cha mẹ cũng chẳng vui vẻ gì khi sống trong căn nhà được sửa lại khang trang bằng số tiền em đem về khi mới lấy chồng Đài Loan”. Hiện nay, M.T đang làm tiếp viên nhà hàng ở thành phố. Một số cô sau khi về nước lại làm môi giới cho những bạn gái khác kiếm chồng ngoại để kiếm hoa hồng.
Trong một phiên tòa ly hôn mới đây, Ngọc Hiền, người đứng đơn ly hôn tâm sự: “Trước đây người ta nói nhiều chuyện tiêu cực về việc lấy chồng Tây rồi, nhưng em không tin. Vậy là em lấy ông chồng Nhật để có 20.000 USD. Ba năm ở bên đó em bị đối xử còn tệ hơn đứa ở. Bị đánh nhiều đến nỗi không biết đau nữa. Mà tiền chồng hứa cho gia đình em trả nợ cũng chẳng thấy đâu… Em không dám có con vì sợ sau này con mình giống…cha nó”. Nói xong, cô cười khoe tòa án đã quyết định cho cô ly hôn sau năm lần bảy lượt hầu tòa. Hầu hết, những người phụ nữ đứng đơn ly hôn đều cho biết sẽ “quyết tâm” ly hôn cho bằng được, cũng như quyết tâm lấy chồng ngoại ban đầu.
Theo Sở Tư pháp, từ khi Nghị định 68 của Chính phủ có hiệu lực thi hành đến nay (2-1-2003 đến cuối tháng 9-2004), TP.Cần Thơ đã có 3.260 trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài, trong đó kết hôn với người Đài Loan là 2.871 trường hợp (chiếm 88% tổng số). Nghĩa là bình quân mỗi tháng phải giải quyết cho đăng ký khoảng 150 trường hợp, với nhiều thủ tục giấy tờ của người nước ngoài cần phải thẩm định xem xét thận trọng. • Mặc dù Nghị định 68 thể hiện sự thông thoáng hơn so với Nghị định 184/CP trước đây, như quy định tăng thời hạn sử dụng các loại giấy tờ của người nước ngoài, bãi bỏ phần sử dụng giấy khai sinh, thủ tục xác minh của công an (chỉ xác minh những trường hợp cần thiết), nhưng thực tế cũng còn nhiều vướng mắc: • Cán bộ hộ tịch không có trình độ ngoại ngữ (tiếng Hoa) để phỏng vấn đương sự mà phải mời phiên dịch (trường hợp kết hôn với người Đài Loan), chi phí phát sinh này chưa được quy định trong Nghị định 68;
Kết hôn với người Đài Loan • Việc xác định mục đích kết hôn không trong sáng để từ chối cho phép đăng ký kết hôn còn quy định chung chung và khó xác định chính xác; • Luật Hôn nhân - Gia đình cũng không quy định độ tuổi chênh lệch giữa nam và nữ là bao nhiêu thì bị coi là trái thuần phong mỹ tục và không đảm bảo hạnh phúc gia đình nên rất khó xử lý những trường hợp chênh lệch tuổi quá lớn...
Câu 2. Tại sao khi phân tích hoạch định chính sách lại phải quan tâm đến thời cơ ban hành chính sách? • p. 142/155 • Thời cơ ban hành chính sách được hiểu là thời điểm mà tại đó chính sách được ban hành có thể có những cơ hội thực hiện(tồn tại và phát triển) mục tiêu đề ra. Nếu có cơ hội thực hiện gọi là đúng thời cơ, còn ít cơ hội, nhiều nguy cơ trong quá trình thực hiện gọi là không đúng thời cơ. Liên hệ cho thấy, việc chọn thời cơ ban hành chính sách có giá trị thực tiễn rất cao, làm cho hiệu lực hiệu quả chính sách được tăng cường.
Phạm Văn Đồng và khoán sản phẩm trong NN • Có lần vào năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với đồng chí làm thế nào để có thể bỏ thuế nông nghiệp cho nông dân nhưng ngân sách eo hẹp của nước ta lúc bấy giờ không cho phép làm được việc này. • Đồng chí luôn băn khoăn về vấn đề phân phối của hợp tác xã, suy nghĩ cách cải tiến để tăng thêm thu nhập cho nông dân. • Lúc biết Ở Vĩnh Phú đã làm thử việc khoán hộ, đồng chí đã về thăm nhiều lần, trao đổi ý kiến với đồng chí Bí thư Kim Ngọc và ủng hộ cách làm này. Nhưng tiếc rằng bấy giờ sáng kiến đó chưa đủ sức thuyết phục nhiều người để có thể thay đổi chính sáeh. • Mãi đến sau này lúc Hải Phòng và một số nơi khác lặp lại việc "khoán chui" thì đồng chí tích cực ủng hộ sáng kiến này, có tác dụng mở đầu cho công cuộc đổi mới ở nước ta. [Đào Thế Tuấn, Viện trưởng Viện khoa học Nông nghiệp, 417]
Phạm Văn Đồng và khoán sản phẩm trong nông nghiệp (1) • [Thái Duy, 450] • Cuối tháng 10-1980, tôi và anh Lê Điền, Tổng biên tập báo Đại đoàn kết về Hải Phòng tìm hiểu cách làm ăn mới ở nông thôn ngoại thành đang gây rất nhiều tranh cãi. • Trên cả nước mới chỉ có Hải Phòng dám loại bỏ khoán việc mà mọi xã viên nông nghiệp trên cả nước ngán sợ đã lâu và chuyển sáu huyện ngoại thành sang khoán sản phẩm, nông dân quen gọi là khoán lúa. • Nông thôn Hải Phòng khoán mầu rồi khoán lúa đã được hơn bốn tháng, đã họp sơ kết nhưng chưa được báo chí ủng hộ, nhắc đến. Báo chí vẫn chỉ tuyên truyền cho khoán việc.
Hải Phòng đứng mũi chịu sào, những địa phương, những cơ quan ở Trung ương vẫn kiên trì bảo vệ khoán việc đã lên án gay gắt lãnh đạo Hải Phòng đưa nông thôn hợp tác hoá trở lại làm ăn tư hữu, cá thể, phân hoá giàu nghèo, làm xói mòn chủ nghĩa xã hội. • Những người đồng tình với cách làm ăn mới của Hải Phòng đều hồi hộp, lo lắng, Hải Phòng rất có thể lại như Vĩnh Phúc với khoán hộ. • Gặp anh Mạnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng phụ trách nông nghiệp tôi hỏi anh về áp lực của một số đoàn do cơ quan ở Trung ương cử về ra sức thuyết phục lãnh đạo Hải Phòng quay về với khoán việc và ý kiến của mấy đồng chí lãnh đạo Đảng đã về tìm hiểu khoán lúa ở Hải Phòng.
Anh Mạnh trả lời: - Số người đến Hải Phòng góp ý kiến loại bỏ khoán sản phẩm không đông nhưng hầu hết lại là cán bộ có chứe có quyền ở nhiều cơ quan. Có đồng chí về Hải Phòng gặp các học trò cũ là lãnh đạo huyện hoặc lãnh đạo cơ quan trên thành phố, tỏ ra rất buồn phiền vì học trò lại tham gia khoán lúa, đi ngược đường lối của Đảng trong cải tạo nông nghiệp. Có đồng chí thành kiến với khoán lúa đến mức đến đâu có khoán lúa đều gán cho trọng tội ! "Khoán lúa, nếu vậy thì đốt hết sách Mác - Lênin à". Lãnh đạo của ehúng tôi căn dặn, khoán lúa trúng lắm rồi, nhưng khoán lúa còn mới mẻ, rất mong các đồng chí ở xa đến vạch cho thấy những lệch lạc để tiếp tục hoàn thiện. Còn đối với ý kiến muốn Hải Phòng trở về với khoán việc, chúng tôi đều nói rõ đáng lẽ phải loại bỏ khoán việc từ hàng chục năm trước, đến nay mới loại bỏ là đã quá muộn, còn muốn bắt nông dân chịu cực khổ đến bao giờ nữa.
Một số đồng chí Trung ương về Hải Phòng động viên, khuyến khích chúng tôi tiếp tục giương cao ngọn cờ khoán lúa. • Đặc biệt, ngày 12-lO-1980 đồng chí Phạm Văn Đồng về Hải Phòng thăm huyện Đồ Sơn. Tôi, đồng chí Đài, Chủ tịch huyện, đồng chí Thu, Trưởng phòng nông nghiệp huyện báo cáo với Thủ tướng những việc nông thôn ngoại thành đang làm, chăm sóc lúa mùa và làm vụ đông. • Thủ tướng hoan nghênh nông thôn Hải Phòng đang đổi mới. Thủ tướng bác bỏ mọi lời buộc tội Hải Phòng đang phá hoại phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, đồng chí giải thích rất kỹ, cái mới bao giờ cũng dễ va vấp, người lội nước đi trước dễ sa hố, sa hầm, có sai thì sửa, khôngcó sai mới lạ
Thủ tướng căn dặn chúng tôi cố gắng làm ra nhiều lương thực, thựe phẩm, đây là thước đo hiệu quả của một cơ chế quản lý, càng làm ra nhiều lúa, nhiều lợn, càng đúng hướng, và được lòng dân. Khoán việc kéo dài bao nhiêu năm, các hợp tác xã thiếu ăn triền miên, còn tiếc rẻ, cố giữ làm gì nữa. • Lời căn dặn của Thủ tướng đã củng cố lý lẽ eủa chúng tôi trong suốt mấy tháng qua luôn luôn phải đối phó với những lời gièm pha, truy chụp. • Một số đồng chí về Hải Phòng phê phán chúng tôi chỉ ham lợi trước mắt, thấy khoánlúa năng suất, sản lượng cao hơn đã vội bỏ khoán việc. Làm theo khoán việc nhiều nơi còn thiếu ăn, thà tạm thời chịu đói còn hơn mất lập trường, bỏ khoán việc, bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Lý lẽ của chúng tôi là năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng, dân no ấm, đóng góp cho tập thể và Nhà nước đầy đủ, như vậy là khoán lúa ưu thế áp đảo, hơn hẳn khoán việc
Giữa tháng 10-1980,ở Hải Phòng có rất nhiều đoàn đi "chui" (những địa phương lãnh đạo cấm khoán lúa, nhưng hợp tác xã nông nghiệp ở đó đã lặng lẽ chuyển sang khoán lúa "chui" và cử cán bộ về Hải Phòng học tập kinh nghiệm khoán lúa, những cán bộ này khi đi phải rất kín đáo để lãnh đạo bên trên không biết, do vậy gọi là đi "chui". • Có tỉnh tìm mọi cáeh ngăn chặn khoán lúa nhưng hầu như huyện nào trong tỉnh cũng có đoàn đi "chui” đến Hải Phòng, có huyện lãnh đạo đưa các Chủ nhiệm hoặc Bí thư Đảng uỷ xã về Hải Phòng tìm hiểu tại chỗ chuyển sang khoán lúa công tác quản lý khác với thời còn làm theo khoán việc như thế nào?
Anh Mạnh kể lại, anh đã tranh thủ truyền đạt ý kiến của đồng chí Phạm Văn Đồng về khoán lúa và khoán việc cho nhiều đoàn đi “chui" biết, lúc này truyền miệng rất quan trọng vì báo chí chưa tuyên truyền cho khoán lúa. . Một số đoàn và cá nhân về Hải Phòng rất phấn chấn được biết đồng chí Phạm Văn Đồng đã về Hải Phòng và khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát khoán lúa ở Hải Phòng là hoàn toàn đúng.
Đồng chí Phạm Văn Đồng theo dõi rất sát vụ lúa mùa đầu tiên làm theo khoán sản phẩm ởsáu huyện ngoại thành Hải Phòng. Hôm tiếp tôi, anh Mạnh đã nói: Mới hôm qua, đồng chí Phạm Văn Đồng gọi tôi đến báo cáo về triển vọng vụ lúa mùa. Đồng chí căn dặn nếu thu hoạch chỉ bằng hoặc kém thời khoán việc thì tiếp tục mở rộng khoán lúa sẽ rất khó khăn. Thủ tướng nhắc nhở thắng lợi của vụ mùa này ởhợp tác xã nông nghiệp Hải Phòng có tầm quan trọng hết sức đặc biệt với cục diện chung cả nước vì chỉ Hải Phòng mới có diện tích vụ mùa lớn nhất nước làm theo khoán lúa. Thắng lợi vụ mùa này sẽ là bằng chứng cụ thể để lãnh đạo yên tâm chuyển các hợp tác xã nông nghiệp trên cả nước sang khoán lúa.
Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ra đời ngày 13-1-1981, công nhận khoán lúa, khoán chui hợp pháp, khoán việc không còn độc quyền. • Thắng lợi của khoán lúa mới chỉ là bước đầu, cuộc đấu tranh giữa hai hình thức khoán vẫn gay gắt, trước hết bắt nguồn từ cách đánh giá khoán lúa của lãnh đạo còn những điểm khác nhau. • Có đồng chí tán thành khoán lúa nhưng chủ trương chỉ khoán đến nhóm vì e ngại khoán đến người lao động tức là từng gia đình làm dễ biến tướng thành khoán hộ như Vĩnh Phú thì rất nguy hiểm. Khoán đến nhóm, nông dân không muốn làm, lại "cha chung không ai khóc", khoán đến nhóm là một thứ khoán việe trá hình. • Có đồng chí vẫn rất phân vân, tính toán, đúng là khoán việc đầy rẫy tiêu cực, nông dân không chịu nổi nhưng chuyển sang khoán sản phẩm có phải "tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa".
Khoán lúa đã được công nhận hợp pháp nhưng nông dân vẫn hồi hộp, chờ đợi chưa rõ số phận của khoán lúa như thế nào?
Cuối tháng 8-1981, Chính phủ đã triệu tập Hội nghị toàn quốc tại Hà Nam Ninh sơ kết tám tháng thực hiện khoán sản phẩm sau khi có Chỉ thị 100. Tại Hội nghị, đồng chí Võ Chí Công, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng phụ trách nông nghiệp và là Trưởng Ban cải tạo nông nghiệp đã trình bày một báo cáo quan trọng eủa Chính phủ, đầu đề: Mở rộng mạnh mẽ khoán sản phẩm trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp
Từ thực tế sản xuất ở cơ sở, bản báo cáo đưa ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh khoán sản phẩm là một bước tiến, một hình thức khoán tiến bộ phù hợp với quy luật kinh tế khách quan trong bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với nguyện vọng của nông dân. • Thế giới đều khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động, công nghiệp và nông nghiệp đều khoán. Khoán sản phẩm chỉ mới với ta thôi, với thế giới là cũ rồi. Chỉ có nơi nào khoán sản phẩm mới thấy những xã viên chọn từng hạt thóc giống, không để hạt thóc xấu hoặc khác giống lẫn vào, bó mạ ra bó mạ, bờ ra bờ, các tập quán canh tác đều được phục hồi. Sức mạnh của cá nhân được phát huy triệt để kết hợp với sức mạnh tập thể.
Về khoán đến nhóm hay đến người lao động, đồng chí Võ Chí Công nhắc lại tinh thần Chỉ thị 100 là "tuỳ ý muốn của xã viên, mọi cán bộ, đảng viên không được can thiệp". Bản báo cáo nêu một số hợp tác xã nông nghiệp, có địa chỉ cụ thể ở miền Bắc và miền Trung đã khoán lúa nhưng chỉ khoán đến nhóm và một số hợp tác xã khoán đến người lao động, có kết quả thu hoạch vụ đông xuân 1981, nơi khoán đến người lao động sản lượng gấp đôi có nơi gấp ba nơi khoán đến nhóm. Hợp tác xã Vũ Thắng, lá cờ đầu chuyển sang khoán lúa chỉ khoán đến nhóm, tăng hai tạ một hécta so với thời làm theo khoán việc, còn hợp tác xã tiên tiến Nguyên Xá (cũng ở Thái Bình) khoán đến người lao động tăng 3,3 tạ một hécta. Đồng chí Võ Chí Công báo tin vui với hội nghị, tới vụ mùa 1981 hầu như không còn nơi nào khoán đến nhóm.
Khoán sản phẩm, khoán lúa là ngày hội của quần chúng. Ngày hội của hàng chục triệu hộ nông dân xã viên bước đầu được làm chủ, sợi dây trói quá chặt vì khoán việc đã được nới lỏng và chỉ mới như thế thôi đã thấy bắt đầu một cuộc đổi đời. • Khoán sản phẩm trong nông nghiệp đã mở đột phá khẩu vào thành trì quan liêu bao cấp. • Nhắc tới vai trò lịch sử của khoán sản phẩm, khoán lúa đã mở đường cho công cuộc đổi mới tiến đến chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, không thể không nhắc đến sự chỉ đạo kiên quyết, dứt khoát, có tính chất quyết định, dựa hẳn vào sáng kiến của quần chúng nông dân của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và người cộng sự đắc lực của ông, Phó Thủ tướng Võ Chí Công
Trường Chinh • Số là lúc ấy, sau khi cải tạo nhà đất, đại bộ phận nhà ởđều thuộc diện Nhà nước quản lý và phân phối cho mọi người thuê với giá rẻ. Hàng năm Nhà nước - phải sửa chữa, quét vôi cho người thuê nhà. Tính ra tiền thuê nhà không đủ tiền sửa chữa, Nhà nước bù lỗ rất lớn, mà việc tu sửa vẫn không kịp, dân chúng vẫn kêu ca. • Ý nguyện của nhân dân và cán bộ mong muốn được Nhà nước giao hẳn căn hộ cho mình để tự tu sửa thì tốt hơn. • Vậy có nên bán nhà cho cán bộ, công nhân viên để thu lại một số tiền đem xây tiếp nhà ở. Ngân sách Nhà nước cũng eo hẹp không có nhiều vốn để đầu tư xây nhà ởtiếp, mà phải dành vốn đầu tư cho sản xuất, cho các công trình lợi ích công cộng khác.
Trường Chinh • Nhưng bán cho ai? Bán như thế nào? Thành phố quy định: • Bán cho cán bộ, công nhân viên Nhà nước theo chế độ và danh sách do các cơ quan xem xét trước. • Bán dài hạn, thu trước lần đầu, sau trả dần hàng năm, khoảng 10 - 15 năm thì thu đủ vốn xây dựng • Nhưng có ý kiến báo cáo lên Quốe hội không đồng ý. Cho là chủ nghĩa xã hội không có nhà riêng. • Việc đến đồng chí Trường Chinh. Đồng chí cho là bán cho cán bộ và giá rẻ kéo dài thời gian là có thể được. Nhưng nên xem xét cho công bằng. Nhưng vì không khí chung lúc ấy, việc thi hành bán nhà phải tạm dừng.[ N. Văn Trân, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội, 280]
Câu 3. Hãy cho biết nội dung phân tích diễn biến chính sách • P. 173/160 • Phân tích kế hoạch triển khai • Phân tích các hoạt động triển khai
Population Policy • Propaganda posters were widely employed in the 'one child'-campaign, which started in 1979 in an attempt to deal with the staggering increase of the population in the 1960s and 1970s and to curb the projected problematic growth in the future. This campaign went much further than the "late, spaced and few"-campaign that had been started in the early 1970s. Reflecting the traditional educational purposes of the posters, special materials were produced that paid attention to aspects of reproduction, sexuality and conception. The responsible departments for these educational materials could range from ministries to local population policy centers.
Vĩnh Long: UBND xã chỉ làm việc buổi sáng 21/01/2007, 04:43 (GMT+7)
TT - Vĩnh Long UBND xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long chỉ làm việc vào buổi sáng, còn buổi chiều phòng tiếp dân, phòng chủ tịch, phó chủ tịch, công an... tất cả đều khóa cửa im lìm! Việc này tồn tại cả năm nay.
Người dân xã than: chính quyền chỉ làm việc một buổi, báo hại người dân có việc ký giấy tờ, làm thủ tục gì gấp phải chạy vòng vòng tới nhà gặp từng cán bộ... năn nỉ ký, nếu không phải chờ hôm sau (!). Việc chứng giấy tờ (việc công) được thực hiện ở nhà riêng liệu có đúng? • Ông Đinh Duy Phong, trưởng công an xã, xác nhận: “Xã chỉ làm việc buổi sáng, còn buổi chiều cán bộ bận xuống cơ sở vận động dân, kiểm tra các hoạt động phong trào”. • Tin, ảnh: MINH TÂM
Câu nói khiến người nghe “lo lắng” nhất: Đó là câu nói của ông Võ Văn Thảo - cán bộ địa chính xã Đạ Đờn (Lâm Đồng). Khi có người dân chậm hiểu “luật... đầu tiên”, ông đã “phán quyết” một câu... xanh dờn rằng: “Mày mua đất mà không... biết điều, thì... 20 năm nữa mới cấp sổ đỏ cho mày!
Câu nói nặng “đô” nhất: Là câu nói của ông Nguyễn Ngọc Chiến - chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh An (Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Trong một cuộc nhậu, ông đã “phán” với chiến hữu rằng: “Nếu mày cụng ly và uống hết 100% với tao, tao sẽ cấp cho mày 2 lô...”. Chỉ một ly rượu (bia) mà có giá đến... 2 lô... đất!
Câu nói “ngang như cua” nhất: Không biết có phải do công việc đền bù quá... “căng thẳng” (?), mà ông chủ tịch UBND phường Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) - NGUYỄN DUY BÌNH đã “lỡ lời” với mọi người rằng: “Tao làm sai đấy, mày thích mà đi kiện?!”.
Câu nói “sòng phẳng” nhất: Đó là câu nói được thốt ra từ một cán bộ xã Sơn Diệm (Hà Tĩnh), khi làm thủ tục chế độ chính sách cho thương binh, ông đã thẳng thừng: “Thời buổi này không ai làm không cho ai!
Chính sách đối với nghềvận tải hành khách bằng xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh
vận tải hành khách bằng xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh • Xe ôm • Xe thồ • Xe lôi đạp • Xe lôi máy
Quyết định số 2463/1998/QĐ-Uỷ ban nhân dân ngày 19/10/1998 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu V/v ban hành quy định tạm thời về tổ chức, quản lý và cấp giấy phép hành nghề vận tải hành khách bằng xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh trên địa bàn tỉnh BRVT • Căn cứ công văn số 3997/PCVT ngày 27/12/1997 của Bộ Giao thông VT V/V Quản lý vận tải hành khách bằng xe mô tô 2 bánh
Phạm vi hoạt động: nội tỉnh, và các huyện liền kề không đựơc đến tỉnh thứ ba • Mô hình tổ chức của phương tiện MTGM2B là tổ chức Liên đội VTKHBPTMTGM2B tự quản. • Ban chỉ huy Liên đội do tập thể bầu, quyền lợi do tập thể tự điều tiết.
Dưới Liên đội có Đội. Đội trưởng, đội phó. • Dưới Đội có Tổ cho phù hợp địa bàn, bến đậu. Tổ trưởng, tổ phó. • UBND phường, xã quản lý trực tiếp Liên đội. Cấp thẻ tên • UBND huyện, thị ra Quyết định thành lập. • UBND huyện chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép hành nghề (căn cứ Hộ khẩu thường trú).
Sở GTVT biên soạn mẫu Giấy phép hành nghề, thẻ tên thống nhất toàn tỉnh. • Phương tiện: phải được đăng kú. • <175 cm3 • đủ thiết bị an toàn kỹ thuật • Đóng bảo hiểm • 18-60 tuổi • Có GPLX • Có GP hành nghề • Đóng góp đầy đủ đúng hạn nghĩa vụ dv NHÀ NƯớC và những quy định của địa phương. • Sở TCVG - Sở GTVT, UBND huyện thị khảo sát lập khung giá , trình UBND tỉnh phê duyệt