60 likes | 220 Views
Bài thứ 7. GIẢNG DẠY TRONG HOÀN CẢNH KHẨN CẤP. Mục tiêu. Xác định được nhu cầu kỹ năng sinh tồn, nhận thức, phát triển, tình cảm của trẻ trong những hoàn cảnh khẩn cấp, từ mầm non tới tuổi vị thành niên, bao gồm cả trẻ đi học và không đến trường.
E N D
Bàithứ 7 GIẢNG DẠY TRONG HOÀN CẢNH KHẨN CẤP
Mục tiêu • Xác định được nhu cầu kỹ năng sinh tồn, nhận thức, phát triển, tình cảm của trẻ trong những hoàn cảnh khẩn cấp, từ mầm non tới tuổi vị thành niên, bao gồm cả trẻ đi học và không đến trường. • Xây dựng một kế hoạch chương trình giảng dạy trong hoàn cảnh khẩn cấpvới những chủ điểm/vấn đề phù hợp. • Xác định những rào cản ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và những nhóm dễ bị tổn thương và bị thiệt thòi, bao gồm các rào cản về tín ngưỡng, kinh tế, cơ sở hạ tầng, giáo dục và chính sách • Xây dựng chiến lược hỗ trợ ngành Giáo dục tăng cường hơn nữa những hoạt động bình đẳng giới và hoà nhập trong cả những hoạt động khẩn cấp và phục hồi bao gồm việc phòng chống bạo lực giới ở trường học trong các bối cảnh khẩn cấp
Lập kế hoạch về chương trình giảng dạy trong hoàn cảnh khẩn cấp • Chủ điểm và tài liệu bổ sung có thể phát triển các kỹ năng ứng phó với tình huống hiện tại cũng như chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống tương tự xẩy ra trong tương lai hay hậu quả của các thảm hoạ/xung đột. • Hướng dẫn viên sử dụng tài liệu khẩn cấp không nhất thiết phải là giáo viên, mà có thể được chọn thông qua quá trình hoạt động cộng đồng. • Chủ điểm khẩn cấp phải phù hợp với bối cảnh và nếu có thể, phải sử dụng những tài liệu đang sẵn có và những tài liệu khác đã được lãnh đạo giáo dục đồng ý.
Giới và giáo dục hòa nhập trong hoàn cảnh khẩn cấp • Chiến lược giáo dục cần phải đáp ứng được các nhóm giới, nhóm bị thiệt thòi và tập trung một cách bình đẳng đối với mọi trẻ em. • Trong một tình huống khẩn cấp, khối lượng công việc và vấn đề an toàn về thể chất, tình cảm và tâm lý xã hội thường bị thoả hiệp nhiều hơn. • Trong nhiều trường hợp, trẻ em gái và những nhóm trẻ bị thiệt thòi thường là những người đầu tiên bị mất quyền được giáo dục. • Tín ngưỡng và những tập tục cộng đồng, cùng với những rào cản kinh tế, cơ sở hạ tầng, chính sách và giáo dục là một phần trong những trở ngại có ảnh hưởng khác nhau đối với trẻ em gái và những nhóm bị thiệt thòi và tới sự tiếp cận của họ đến các cơ hội học tập. • Chiến lược và hoạt động cộng đồng và chính sách có thể được thực hiện để đảm bảo sự tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái và các nhóm bị thiệt thòi trong cả những ứng phó khẩn cấp cũng như giai đoạn phục hồi.
Các rào cản và chiến lược hòa nhập trong giáo dục khẩn cấp Các rào cản thường gặp: • Các rào cản về kinh tế và nguồn lực gia đình. • Các rào cản về chính sách • Các rào cản về cơ sở hạ tầng • Các rào cản về tín ngưỡng và tập quán cộng đồng • Các rào cản về giáo dục/trường học Trong chiến lược hòa nhập phải đặc biệt quan tâm các đối tượng:Trẻ em gáiTrẻ khuyết tậtTrẻ tị nạn hoặc bị di rờiCộng đồng tôn giáo, dân tộc thiểu sốTrẻ bị li tán, mồ côi và dễ bị tổn thươngTre nông thôn
Bài tập Giới và giáo dục hòa nhập trong hoàn cảnh khẩn cấp Mỗi nhóm bốc thăm để nhận một phiếu sắm vai trongTài liệu 7.3: Thẻ sắm vai về giới và các Nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt; Tài liệu 7.4: Định nghĩa và những khái niệm chính được sử dụng trong thảo luận về giới.Từng nhóm căn cứ vào đối tượng có trong phiếu sắm vai của nhóm mình để xây dựng một vở kịch minh họa tác động của hoàn cảnh khẩn cấp và rào cản đối với sự tiếp cận giáo dục của nhóm đối tượng đó.