1 / 68

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI 2010, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2011 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO. Hồ Chí Minh 3/6/2011. NỘI DUNG BÁO CÁO. I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂN NUÔI 2010 II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2011 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Download Presentation

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCỤC CHĂN NUÔI TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI 2010, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2011 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO Hồ Chí Minh 3/6/2011

  2. NỘI DUNG BÁO CÁO I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂN NUÔI 2010 II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2011 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO III. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH.

  3. BỐI CẢNH THUẬN LỢI • Các chính sách của Chính phủ; sự quan tâm của lãnh đạo từ TW đến địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành. • Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 về Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. • Nhu cầu tiêu thụ thịt, trứng sữa của người dân ngày càng cao. • Một số vấn đề khác.

  4. BỐI CẢNH KHÓ KHĂN • Dịch bệnh: PRRS, H5N1, LMLM. • Ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, khí hậu. • Giá nguyên liệu TĂCN và TĂCN còn cao. • An toàn vệ sinh thực phẩm khó kiểm soát. • Nhập lậu vật nuôi sống và sản phẩm chăn nuôi qua biên giới.

  5. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH NĂM 2010 Về đầu con

  6. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH NĂM 2010 Cơ cấu đàn lợn: 6

  7. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH NĂM 2010 Về sản phẩm

  8. Tổng công suất thiết kế các nhà máy, cơ sở SX TĂCN theo hình thức sở hữu (1000 tấn)

  9. Sản lượng TACN công nghiệp sản xuất năm 2010 ĐVT: ngàn tấn 10.5mil CS62/54-72-68

  10. Sản lượng TĂCN theo hình thức sở hữu (triệu tấn)

  11. Chất lượng thức ăn chăn nuôi Kiểm tra phân tích 400 mẫu thức ăn, 30 mẫu nước tiểu lợn Không có mẫu nào bị nhiễm các chất cấm (Melamine, Ractopamine, Clenbuterol, Salbutamol), các loại vi sinh vật (E.coli, Salmonella) Các loại kháng sinh (Chlotetracyline, Tylosine) không vượt so với công bố TCCS cũng như quy định. Một số mẫu thức ăn chăn nuôi không đạt yêu cầu chỉ tiêu chất lượng: Protein thô (10/210 mẫu chiếm 4,8%), Phốt pho (13/135 mẫu chiếm 9,6%) thấp hơn so với công bố TCCS. Canxi (22/135 mẫu cao hơn so với công bố TCCS chiếm 16,3%), Một số mẫu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng kim loại nặng As và độc tố Aflatoxin tổng số cao hơn ngưỡng cho phép: Asen (7/60 mẫu chiếm 11,7%), Aflatoxin tổng số (1/210 mẫu chiếm 0,5%),

  12. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH NĂM 2010 • Xuất khẩu thịt • Tiểu ngạch: lợn choai, lợn sữa qua biên giới. (CCN: xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc khoảng 120-150 ngàn tấn thịt heo hơi). • USDA năm 2010: Việt Nam xuất khẩu thịt lợn 13.000 tấn thịt xẻ, tương đương 18.571 tấn thịt hơi (25.000 lợn thịt). • Xuất khẩu 20.000 tấn mật ong (chủ yếu sang HoaKỳ).

  13. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH NĂM 2010 • Nhập khẩu con giống: • Giống GSL: Tổng số tinh: 193.560 liều đông lạnh. Trong đó: 143.560 liều tinh bò Brahman và 50.000 liều tinh bò sữa HF và 1.500 liều tinh HF phân biệt giới tính. Nhập khẩu hơn 12.100 con bò sữa giống HF từ New Zealand và Australia và Thai Land). • Giống GSN: Tổng số gia cầm giống là 1.939.116 con gồm dòng trống 1.684.983 con; dòng mái 254.133 con. Trong đó có 6000 vịt và 1300 ngan giống ông bà.

  14. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi qua các năm

  15. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH NĂM 2010 • Nhập khẩu (tiếp): • Sản phẩm thịt và phủ tạng chăn nuôi nhập khẩu năm 2010 tăng hơn 5,19% so với năm 2009. • Cục Thú y: tổng sản lượng thịt nhập khẩu năm 2010 là 83.415,69 tấn, tăng 5,19% so với năm 2009, trong đó: • Thịt gia cầm 82.696,2 tấn, chiếm 98,94%; • Thịt trâu, bò 371,02 tấn; • Thịt lợn 348,41 tấn; • Nội tạng vật nuôi 189,29 tấn; (bằng 23,02% so với năm 2009).

  16. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH NĂM 2010 SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI

  17. ĐÁNH GIÁ CHUNG Những mặt được: • Chăn nuôi năm 2010 đảm bảo đủ nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng về thịt, trứng, sữa. • Chăn nuôi đã tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho người nông dân; phát triển chăn nuôi đã là biện pháp xóa đói giảm nghèo nhanh, hiệu quả ở nhiều tỉnh. • Tăng trưởng về giá trị ngành chăn nuôi 7,54%(giá 1994) đã đóng góp cho ngành nông nghiệp tăng trưởng bền vững. • Phát triển chăn nuôi trang trại nhanh (18%) đã giúp cho việc kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn, năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi cao hơn.

  18. ĐÁNH GIÁ CHUNG (tiếp) Những tồn tại cần được giải quyết: • Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ, phân tán; • Giá thành các sản phẩm chăn nuôi cao, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp; • Nhiều dịch bệnh nguy hiểm chưa được kiểm soát, năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và tính bền vững của ngành chăn nuôi không cao; • Quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều bất cập, hiệu quả thấp, hiệu lực chưa cao; • Chăn nuôi trang trại tăng nhanh nhưng phát triển thiếu quy hoạch, quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ chưa đồng bộ, trình độ quản lý thấp; • Hệ thống tổ chức quản lý ngành chăn nuôi, thú y chưa đáp ứng được với yêu cầu trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

  19. BÀI HỌC ĐƯỢC RÚT RA • Chăn nuôi của nước ta có rất nhiều tiềm năng và có thể phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới. • Nguy cơ chính cản trở ngành chăn nuôi là dịch bệnh, môi trường và an toàn vệ sinh TP. • Tổ chức sắp xếp lại ngành chăn nuôi theo hướng đồng bộ, thống nhất từ TW đến địa phương trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn lực tại cấp tỉnh và huyện. • Nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý Nhà nước trong chăn nuôi, thú y và VSATTP là vấn đề quan trọng trong thời gian tới. • Nghiên cứu phát triển và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi phải đồng bộ về giống, thức ăn, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức và quản lý…

  20. II. CHỦ TRƯƠNG VÀĐỊNH HƯỚNG CHÍNH 1. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, nâng cao năng xuất hiệu quả chăn nuôi và khả năng cạnh tranh, đảm bảo VSATTP và kiểm soát được ô nhiễm môi trường. 2. Phát triển chăn nuôi không chạy theo số lượng đầu con; chú ý đến năng suất, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Ưu tiên phát triển theo thứ tự: lợn, gia cầm (gà), bò (bò thịt, bò sữa), trâu, dê, cừu, thỏ và những vật nuôi khác. 3. Chuyển đổicơ cấu tiêu thụ thịt hiện nay ở nước ta, từ: lợn 78-80%; gia cầm 12-13%; trâu bò 7-8% thành: lợn dưới 70%; gia cầm trên 20%; trâu bò trên 10% vào năm 2020. 4. Từng bước, tạo điều kiện để sản phẩm chăn nuôi của nuớc ta có thể xuất khẩu mạnh vào năm 2015 trở đi, đồng thời hạn chế nhập khẩu trong đó có thịt bò.

  21. MỤC TIÊU CHUNG • Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm công nghiệp; nâng cao hiệu quả và khả năng kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm của chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi chăn thả. • Duy trì mức tăng trưởng tốt của ngành chăn nuôi hàng năm 7-8%. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm lợn sữa, lợn choai, trứng muối và mật ong. • Tăng cường khả năng kiểm soát dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây sang người; kiểm soát có hiệu quả vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường chăn nuôi. • Phấn đấu để giá trị GDP ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 30-32% năm 2011; 38% năm 2015 và 42% năm 2020.

  22. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Một số chỉ tiêu định hướng 2011: • Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân từ 7,5-8%; • Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp 30-32%; • Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,28 triệu tấn, tăng 6,5%; • Sản lượng trứng là 6,527 tỷ quả tăng 9,5%; • Sản lượng sữa 330 ngàn tấn tăng 10,0%; • Sản lượng mật ong là trên 20,0 ngàn tấn tăng 2,7%; • Sản lượng kén tằm 7,8 ngàn tấn tăng 4,0%; • Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 12,0 triệu tấn, tăng 11,1% so với năm 2010.

  23. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp: • Chăn nuôi trang trại công nghiệp có mặt thuận lợi: Quản lý được đầu vào; áp dụng tiến bộ khoa học, áp dụng được các công nghệ tiên tiến; tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và tạo ra sản phẩm hang hoá đồng loạt. Bên cạnh đó, sẽ kiểm soát được dịch bệnh và chất lượng sản phẩm. • Chăn nuôi trang trại công nghiệp có những bất lợi: Khó kiểm soát được ô nhiễm môi trường, nếu kiểm soát được chi phí rất lớn; diện tích đất chăn nuôi đòi hỏi lớn, luôn bị động với phát triển của công nghiệp. • Đối tượng chăn nuôi trước mắt tập trung cho lợn, gia cầm và bò sữa. • Địa điểm thực hiện: Ở tất cả các tỉnh, thành, khuyến khích phát triển ở các tỉnh trung du, miền núi, những nơi đất rộng, mật độ dân cư thấp.

  24. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Điều kiện chăn nuôi trang trại : • Phát triển chăn nuôi trang trại phải có đăng ký kinh doanh. • Có chuồng trại phù hợp với phương thức chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải, có các biện pháp bảo vệ môi trường. • Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với hệ thống ghi chép có thể truy nguyên được nguồn gốc. • Chăn nuôi trang trai bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường hàng năm trên cơ sở số đầu vật nuôi dự kiến như sau:

  25. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Quy định về số lượng đâu con chăn nuôi trang trại (tiếp): • Chăn nuôi lợn nái sinh sản bán lợn giống khi cai sữa: 600 nái trở lên. • Chăn nuôi lợn nái sinh sản và nuôi thịt khép kín: 300 nái trở lên. • Chăn nuôi lợn thịt/lứa: 10.000 con trở lên. • Chăn nuôi gà đẻ trứng: 16.000 con trở lên. • Chăn nuôi gà thịt 28.000 con trở lên. • Chăn nuôi ngan, vịt, ngỗng: 10.000 con. • Dê, cừu: 800 con sinh sản. • Chăn nuôi ngựa 60 con cái sinh sản không kể ngựa con. • Chăn nuôi trâu bò thịt 200 con. • Chăn nuôi bò sữa: 100 con cái sinh sản không kể hậu bị.

  26. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Chăn nuôi theo truyền thống: • Chăn nuôi truyền thống là dựa vào kinh nghiệm và tập quán chăn nuôi của từng tỉnh, từng vùng. • Chăn nuôi truyền thống có lợi: sử dụng được lao động nhàn, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tại chỗ. • Tuy nhiên, chăn nuôi truyền thống có bất lợi: khó kiểm soát được dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; năng suất vật nuôi thấp; hiệu quả không cao; chất lượng sản phẩm không đồng nhất và vệ sinh an toàn thực phẩm không cao.

  27. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Điều kiện chăn nuôi hộ gia đình: • Có chuồng nuôi hợp vệ sinh và phù hợp với từng loại gia súc gia cầm, chăn nuôi 10 lợn hoặc 5 lợn và 1 trâu bò trở lên phải có hầm Biogas. • Giống vật nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng và không mang mầm bệnh • Có tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh theo quy định; • Không sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi và không dấu dịch, không vứt xác vật nuôi ra môi trường; • Các hộ chăn nuôi phải cam kết sử dụng hợp lý phân bón và không gây ô nhiễm môi trường sống trong khu dân cư.

  28. GIẢI PHÁP VỀ GIỐNG VẬT NUÔI Nội dung hoạt động: • Khuyến khích phát triển các giống vật nuôi trong lợi thế so sánh giữa các vùng, các miền. • Quy định điều kiện các cơ sở sản xuất giống vật nuôi và công nhận các cơ sở sản xuất giống vật nuôi theo đăng ký. • Tiêu chuẩn hoá từng giống vật nuôi, thương hiệu hoá sản phẩm • + Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi. • + Công nhận chất lượng giống vật nuôi cho các cơ sở sản xuất giống. • Kiểm tra, theo dõi đánh giá chất lượng giống vật nuôi qua năm, qua thời kỳ. • Song song với phát triển giống năng suất cao phải chú ý đến giống địa phương, những giống năng suất thấp nhưng chất lượng tốt và có thị trường tiêu thụ. • Bổ sung và hoàn thiện pháp lệnh giống vật nuôi và hệ thống quản lý giống vật nuôi.

  29. GIẢI PHÁP VỀ GIỐNG VẬT NUÔI Giống lợn • Thực hiện mô hình tháp khép kín trong nhân giống lợn, nâng cấp và tăng cường các trại lợn giống lợn ngoại cụ kỵ, ông bà. • Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây nguyên và một số tỉnh miền Trung cần khuyến khích đầu tư, xây dựng các trang trại giống ông bà, bố mẹ. • Tăng cường năng lực cho hệ thống thụ tinh nhân tạo lợn. • Khuyến khích nhập khẩu giống đặc biệt là tinh lợn chất lượng cao, từ bên ngoài (tinh tươi, tinh đông lạnh). • Tăng cường quản lý lợn đực giống phối giống trực tiếp và lợn đực giống khai thác tinh dịch để thụ tinh nhân tạo theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/1/2005.

  30. GIẢI PHÁP VỀ GIỐNG VẬT NUÔI Giống lợn (tiếp) • Giống lợn cho chăn nuôi trang trại công nghiệp là con lai 04 giống Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc; sử dụng đực cuối cùng: Pietrain, Duroc. • Giống lợn cho chăn nuôi quy mô nhỏ hơn: các con lai 3 hoặc 4 máu, trong đó có máu của lợn nội (Móng cái); sử dụng đực cuối cùng là Duroc hoặc Pietrain đôi chỗ dùng cả PD. • Các giống lợn nội bản địa: Móng cái, Lợn mán, lợn Sóc, lợn Quảng Trị, lợn Lửng , lợn Mán, Lợn bản. • Tăng tỷ lệ lợn giống dự kiến như sau: ngoại 18-20%; lợn lai ngoại 70-72%, lợn nội 8-10% (hiện nay tỷ lệ là 15, 72 và 13 tương ứng); Lợn thịt 95-96% sản phẩm từ lợn ngoại và lai ngoại (hiện nay là 92-93%).

  31. GIẢI PHÁP VỀ GIỐNG Giống gia cầm • Đối với các giống gia cầm có năng suất cao nuôi công nghiệp do trong nước chưa chọn lọc và lai tạo được, nên từ nay đến năm 2015 để đáp ứng nhu cầu sản xuất, hướng chính vẫn là nhập khẩu. • Tăng cường năng lực cho các cơ sở giống gia cầm nhằm nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần và lai cải tiến các giống gia cầm bản địa phục vụ chăn nuôi vừa và nhỏ.

  32. GIẢI PHÁP VỀ GIỐNG Giống gia cầm (tiếp): • Giống gia cầm trang trại công nghiệp: nhập khẩu giống bố mẹ chuyên thịt ROSS 308, COBB 500. Chuyên trứng: Hyline, ISSA-BROWN. Kiêm dụng: Saso, Hubbard. • Giống gia cầm cho chăn nuôi quy mô vừa, thả vườn: gà LV, Kabir, Ai Cập, Thái Hoà, … • Giống gà nội: Ri, Tàu vàng, H’Mông, Gà ác, gà chọi. • Giống thuỷ cầm: vịt Super M, siêu nặng, Khaki Campbell, Triết giang; ngan Pháp dòng R31, R51 và R71.

  33. GIẢI PHÁP VỀ GIỐNG Giống bò sữa • Những nơi có điều kiện khí hậu như Mộc Châu, Sơn La hoặc điều kiện về công nghệ và kinh nghiệm chăn nuôi, tập trung phát triển chủ yếu là bò thuần Holstein như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hoá, Bình Định, đảm bảo mục tiêu về sản lượng sữa bình quân/chu kỳ vắt sữa là trên 6.000 lít. • Những nơi chưa có điều kiện, ít kinh nghiệm, tập trung chủ yếu chăn nuôi bò lai, con lai giữa tinh bò đực Holstein frisian với bò cái lai cải tiến và theo trình độ của người nuôi có thể nuôi con lai F1, F2, F3… tức 50%; 75% đến 87,5% máu của bò Holstein Frisian. Mục tiêu đối với bò này về sản lượng sữa bình quân/chu kỳ vắt sữa là trên 4.800 lít.

  34. GIẢI PHÁP VỀ GIỐNG Giống bò sữa (tiếp) • Đối với đực giống: Tinh bò sữa HF đông lạnh sản xuất tại Việt Nam và tinh bò sữa HF cao sản nhập khẩu từ các nước có nền chăn nuôi bò sữa tiên tiến trên thế giới. • Tổ chức chọn lọc loại thải các bò sữa năng suất thấp, sinh sản kém, chất lượng giống xấu. Tổ chức các cuộc thi chăn nuôi bò sữa giỏi, thi bò tốt, thi hoa hậu bò ở các cấp khác nhau để giới thiệu những điển hình về chăn nuôi bò sữa, tôn vinh giống bò sữa cao sản. • Tiếp tục nhập khẩu nguồn gien bò sữa mới có năng xuất chất lượng cao.

  35. GIẢI PHÁP VỀ GIỐNG Giống bò thịt • Chọn lọc nhân thuần giống nội tại các địa phương đặc biệt những vùng cao các tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên; ở những vùng thấp các tỉnh này vẫn có thể thực hiện công tác lai tạo, cải tiến giống bằng việc lai tạo với tinh bò đực giống Zêbu. • Thúc đẩy nhanh chương trình cải tạo giống bò nền hiện nay tại các địa phương trên cơ sở sử dụng tinh bò đực giống bò Zê bu là: Red Sindy; Shahywall; Brahhman trong đó Brahhman là chủ lực. Chương trình này được tiến hành ở tất cả các tỉnh thành phố. Tỷ lệ bò lai hiện nay là 37,25% (số liệu thống kê tháng 1/10/2010). Tỷ lệ này sẽ được đưa lên 45% năm 2015 và trên 50% vào năm 2020.

  36. GIẢI PHÁP VỀ GIỐNG Giống bò thịt (tiếp) • Lai cấp tiến trên cơ sở chọn lọc bò cái đã được cải tiến phối giống với tinh bò đực chuyên thịt như: Limousin; Red Angus; Droughtmaster; BBB, Hereford, Charolaise hoặc với tinh bò của các giống trên. • Chọn lọc, nhân thuần bò chuyên thịt như: Red Angus; Droughtmaster; BBB, Hereford, Charolaise thậm chí có cả bò Brahman.

  37. GIẢI PHÁP VỀ GIỐNG Giống bò thịt (tiếp) • Mở rộng và từng bước hoàn thiện hệ thống TTNT bò trên phạm vi cả nước. • Quản lý bò đực giống qua hệ thống ghi chép. Ưu tiên nhập bò đực giống để TTNT. • Đào tạo kỹ thuật ở tất cả lĩnh vực. • Tiêm phòng các bệnh nguy hiểm: LMLM, Tụ huyết trùng.

  38. GIẢI PHÁPVỀ GIỐNG Giống trâu • Tăng cường nhân thuần chọn lọc giống trâu của các địa phương bằng cách chọn lọc các đực giống tốt tại chỗ. Thực hiện chính sách mỗi làng bản có trâu đực giống tốt phục vụ cho nhân giống trâu. • Bình tuyển, chọn lọc tạo đàn cái nền cung cấp cho các vùng giống trọng điểm; đảo trâu đực giống tốt giữa các vùng. • Khuyến khích chương trình lai tạo và cải tạo giống trâu bằng sử dụng tinh trâu đực giống Murrah thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho trâu cái Việt Nam.

  39. GIẢI PHÁPVỀ GIỐNG Giống dê cừu • Cừu: chọn lọc và nhân thuần cừu Ninh Thuận và giống cừu được nhập từ các nước Arập- xê-ut năm 2009 (cừu Phan Rang, cừu Dorper và White Suffolk nhập từ Úc). • Dê: chọn lọc nhân thuần giống dê Bách Thảo, dê Ấn Độ, dê Bore. • Đẩy nhanh tiến độ lai tạo giữa các giống trên tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh miền Núi phía Bắc. • Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các cơ sở giống, phát triển chăn nuôi cừu, dê sữa trang trại.

  40. GIẢI PHÁPVỀ GIỐNG Giống thỏ • Nhân thuần và phổ biến nhanh giống thỏ ngoại Hung-ga-ri. • Chọn lọc nhân thuần giống thỏ địa phương. • Thúc đẩy nhanh dự án xây dựng trại giống thỏ tại Ninh Bình, tạo điều kiện cho dự án hợp tác với Nhật Bản về thỏ được thực thi và phát triển.

  41. GIẢI PHÁPVỀ GIỐNG Giống ong, tằm • Khuyến khích phát triển chăn nuôi ong và tằm thâm canh phục vụ nhu cầu xuất khẩu mật ong và chế biến tơ công nghiệp. • Từng bước kiểm soát hiệu quả các bệnh ký sinh và Nosema bằng phương pháp sinh học và các chế phẩm hữu cơ. Tăng cường công tác giám sát chất lượng và dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm ong. Khuyến khích áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi ong tốt trong các trại chăn nuôi ong hàng hoá phục vụ xuất khẩu.

  42. GIẢI PHÁP VỀ TĂCN Mục tiêu • Cải tiến số lượng và chất lượng thức ăn cho từng giống vật nuôi. • Mở rộng sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn chăn nuôi, cây thức ăn cho chăn nuôi. • Sử dụng hợp lý nguồn thức ăn chăn nuôi nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. • Quản lý tốt chất lượng thức ăn chăn nuôi.

  43. GIẢI PHÁP VỀ TĂCN Giải pháp chính • Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến thức ăn chăn nuôi tại các vùng có nguồn nguyên liệu lớn và có tiềm năng phát triển chăn nuôi như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du miền Núi phía Bắc. • Mở rộng diện tích thâm canh, sử dụng giống ngô, đậu tương mới năng suất cao. Tăng cường các biện pháp kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch để bảo quản nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế thất thoát cho nghề trồng ngô. • Giảm thuế nhập khẩu bằng 0 đối với các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mà trong nước chưa sản xuất hoặc chưa đảm bảo.

  44. GIẢI PHÁP VỀ TĂCN TĂCN công nghiệp (tiếp) • Nâng cao quản lý chất lượng, dự báo nhu cầu, giá TĂCN trong nước và khu vực, chống gian lận thương mại. • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc sử dụng TĂCN công nghiệp. Tăng tỷ lệ sử dụng TĂCN từ 53,8% năm 2010 lên 62-65% năm 2015 và 75-80% vào năm 2020. • Hướng dẫn chăn nuôi theo quy trình, theo giai đoạn. • Quy hoạch hệ thống các nhà máy TĂCN mới. • Khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất chất bổ sung vào thức ăn như: Khoáng, vitamin, chất tạo màu, tạo mùi….

  45. GIẢI PHÁP VỀ TĂCN Phát triển thức ăn thô xanh 1. Đẩy mạnh chương trình trồng cỏ thâm canh, sử dụng có hiệu quả các phụ phẩm nông, công nghiệp và tăng cường đầu tư hệ thống tưới tiêu phục vụ trồng cỏ thâm canh. 2. Nghiên cứu phát triển các giống cỏ mới, đặc biệt các giống cỏ họ đậu có năng xuất chất lượng cao phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu của Việt Nam. 3. Khuyến cáo các giống cỏ năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với từng vùng sinh thái.

  46. GIẢI PHÁP VỀ TĂCN Phát triển thức ăn thô xanh (tiếp) • Hình thành các chợ buôn bán, giao dịch về cỏ để phục vụ chăn nuôi. Chọn lọc, phục tráng nâng cao năng suất các giống cỏ trong sản xuất và nhập nội các giống cỏ cao sản phục vụ nhu cầu trồng cỏ thâm canh. Đào tạo tuyên truyền, đẩy mạnh công tác khuyến nông về trồng cỏ. • Hướng dẫn sử dụng có hiệu quả phụ phẩm nông công nghiệp như: rơm, rạ, cây ngô, cây lạc, bã mía, bã dứa,… • Hướng dẫn chế biến, bảo quản thức ăn thô, xanh trong mùa khô, mùa mưa, mùa gieo hạt.

  47. GIẢI PHÁP VỀ TĂCN Công nghệ áp dụng trong TĂCN • Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ vi sinh, mem, enzyme để từng bước chủ động sản xuất trong nước về premix và phụ gia TĂCN. • Từng bước đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là ngô, đậu tương. • Công nghệ nuôi cấy và tách chiết từ vi sinh vật để tăng cường hiệu quả tiêu hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm ô nhiễm mô trường.

  48. GIẢI PHÁP THỨC ĂN CHĂN NUÔI Quy trình công nghệ • Tổ chức, hướng dẫn cho người chăn nuôi theo quy trình công nghệ phù hợp với giai đoạn sinh lý của vật nuôi, từng bước thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt hay Việt GAPH trong chăn nuôi. • Nếu chăn nuôi theo quy trình sẽ tiết kiệm được 0,2-0,3 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng, giá thành giảm đi khoảng 5-7% và giảm ô nhiễm môi trường.

  49. GIẢI PHÁP VỀ TĂCN Quy trình công nghệ (tiếp) • Tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi vỗ béo trước khi giết thịt những vật nuôi loại thải, những vật nuôi không đủ điều kiện tiêu chuẩn giống hoặc những cá thể chỉ nuôi giữ không cho sản phẩm (gia súc đực không cho sản phẩm). • Sau 1,5 đến 3 tháng vỗ béo, không những khối lượng sản phẩm tăng 25-30% mà chất lượng sản phẩm tốt hơn.

  50. GIẢI PHÁP VỀ TĂCN Tổ chức thực hiện • Tất cảt các loại TACN lưu hành trên thị trường phải công bố chất lượng sản phẩm; • Sở NN&PTNT phải nắm và quản lý được số lượng nhà máy sản xuất TACN , loại TACN nào của nhà máy nào tiêu thụ trên thị trường trong phạm vi của tỉnh. • Tuyên truyền, khuyến khích người chăn nuôi sử dụng TACN công nghiệp. • Kiểm tra giám sát theo định kỳ các nhà máy sản xuất thức ăn trên địa bàn quản lý. Kiểm tra ngẫu nhiên, theo định kỳ các loại thức ăn chăn nuôi lưu hành trong tỉnh, đặc biệt là kiểm tra tại các cơ sở chăn nuôi.

More Related