230 likes | 444 Views
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN. Người soạn thảo : TS. Ngô Huy Cương Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. Khái niệm. Hợp đồng vận chuyển là một hợp đồng cung cấp dịch vụ di chuyển người hoặc vật từ một nơi này tới một nơi khác bằng những phương tiện nhất định Có hai loại chuyên chở: + Có lấy tiền; và
E N D
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN Người soạn thảo: TS. Ngô Huy Cương Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội
Khái niệm • Hợp đồng vận chuyển là một hợp đồng cung cấp dịch vụ di chuyển người hoặc vật từ một nơi này tới một nơi khác bằng những phương tiện nhất định • Có hai loại chuyên chở: + Có lấy tiền; và + Không lấy tiền Dẫn đến các qui chế pháp lý khác biệt
Khái niệmBộ luật Dân sự Việt Nam • “Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển” (Điều 527) • “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cuớc phí vận chuyển” (Điều 535)
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển • Di chuyển người hoặc vật từ nơi này tới nơi khác • Việc di chuyển gắn liền với phương tiện di chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường không • Mỗi loại phương tiện di chuyển trên các đường trên có các kỹ thuật di chuyển khác nhau, vậy dẫn đến cách thức tổ chức chuyên chở khác nhau • Ứng với mỗi cách thức tổ chức chuyên chở người ta có các quy tắc khác nhau nhằm tới nhanh chóng, an toàn và tiện nghi • Từ đó dẫn tới các qui định khác nhau về mối quan hệ giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển
Hệ quả của đối tượng vận chuyển • Đối tượng vận chuyển bao gồm cả người và vật • Có sự đối xử khác biệt với các loại đối tượng, do đó có các qui chế pháp lý riêng biệt về vận chuyển người và vận chuyển vật • Trong vận chuyển đồ vật cũng có các qui chế pháp lý khác nhau do tính chất của vật đòi hỏi, ví dụ vận chuyển hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng tươi sống...
Các loại qui chế • Đối với đường vận chuyển • Đối với phương tiện vận chuyển • Đối với đối tượng vận chuyển • Đối với tính chất đền bù • Đối với tính chất chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp của người chuyên chở • Nội địa hay quốc tế • Vận chuyển thường lệ và không thường lệ • Vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và vận chuyển theo chuyến
Phân biệt hợp đồng vận chuyển với các loại hợp đồng khác • Hợp đồng mua bán có giao hàng tận nơi của người mua • Hợp đồng xếp dỡ đồ vật • Hợp đồng gửi giữ • Hợp đồng thuê kho bãi • Hợp đồng dọn dẹp • Hợp đồng chuyển nhà • Hợp đồng du lịch • Các dạng hợp đồng trên đều có những tác vụ phụ khó có thể tách rời, tuy nhiên tác vụ đó có thể tạo ra một hợp đồng riêng rẽ
Áp dụng các qui định vận chuyển trong pháp luật Việt Nam • Chuyên chở để lấy tiền • Người chuyên chở phải chuyên nghiệp • Vậy có thể nói cả Bộ luật Dân sự và các luật khác đều áp dụng cho vận chuyển với tính cách là một hành vi thương mại
Giao kết hợp đồng • Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hành khách, người gửi với người vận chuyển • Hợp đồng không nhất thiết phải lập thành văn bản • Hợp đồng được ký kết tại thời điểm các bên thống nhất ý chí, chưa cần thiết phải giao vật hoặc hành khách phải bước lên phương tiện vận chuyển
Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển • Vé • Vận đơn hoặc các giấy tờ vận chuyển khác
Điều kiện của vận chuyển • Điều lệ vận chuyển: cụ thể hóa các điều kiện của hợp đồng vận chuyển • Vé hoặc vận đơn có thể thể hiện một số điều kiện của hợp đồng vận chuyển
Tình huống 1 Ông Hoàng Văn Hộc mua một bộ bàn ghế chạm khảm trai rất đắt tiền. Ông thuê hãng vận chuyển nhẹ nội thành mang tên Mi Ti rất quen thuộc với ông chuyển về 144 Đường Xuân Thủy. Mi Ti giao cho ông một giấy nhận hàng để làm bằng chứng cho việc chuyên chở. Ông vội giao giấy nhận hàng cho bạn ông là Vũ Lì. Khi hàng sắp được chuyển đi, ông ra lệnh cho Mi Ti không mang hàng về 144 Đường Xuân Thủy nữa mà mang về nhà ông. Đồng thời Vũ Lì cũng đến xuất trình giấy nhận hàng và ra lệnh cho Mi Ti mang hàng đến Triển lãm Giảng Võ. Hỏi: Mi Ti phải nghe theo lệnh của ai? Tại sao?
Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển Không liên can gì tới hợp đồng Chủ sở hữu phương tiện • Không liên can tới hợp đồng • Chỉ có quiyền đòi lại vật bị chiếm hữu • không có căn cứ pháp luật Chủ sở hữu hàng Người gửi hàng Người vận chuyển • Có quyền đòi người • nhận hàng trả phí tổn • Người gửi có thể khiếu nại • về thiệt hại xảy ra cho người nhận, • và ngược lại • Người vận chuyển có thể kiện • người gửi hay người nhận • Quyền của người nhận chỉ phát sinh • khi nhận được tài liệu vận chuyển Người nhận hàng • Có quyền nhận hàng • Có quyền khiếu nại về hàng hóa • Có quyền yêu cầu thi hành • hợp đồng
Lập tài liệu vận chuyển • Người vận chuyển phải lập và giao tài liệu vận chuyển cho người gửi • Tài liệu vận chuyển là bằng chứng về việc nhận hàng để chuyển chở và là bằng chứng về việc giao hàng cho người vận chuyển
Giữ gìn vật • Người vận chuyển có nghĩa vụ gìn giữ vật như vật do mình sở hữu trong suốt quá trình vận chuyển • Người vận chuyển phải bảo đảm các thủ tục để chuyên chở hàng hóa
Xếp hàng và người • Người vận chuyển phải xếp hàng và hành khách theo đúng qui tắc vận chuyển đối với từng loại đối tượng vận chuyển • Nếu việc xếp hàng hoặc hành khách được thực hiện bởi người gửi hoặc người khác không phải người vận chuyển, thì người vận chuyển vẫn phải có nghĩa vụ kiểm soát công việc sắp xếp đó • Trách nhiệm về những thiệt hại đối với người hoặc hàng phát sinh từ việc xếp sắp do người vận chuyển tiến hành là trách nhiệm theo hợp đồng • Trách nhiệm về thiệt hại xảy ra đối với phương tiện vận chuyển do việc người gửi xếp hàng là trách nhiệm ngoài hợp đồng
Di chuyển • Người vận chuyển phải thực hiện chỉ thị của người gửi hay hành khách về lộ trình, trừ khi có trở lực của pháp luật hay chính quyền hoặc khách quan • Nếu không có chỉ thị, thì phải chọn lộ trình ngắn nhất hoặc lộ trình thường dùng trong giao thông • Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm các qui tắc nói trên
Dỡ hàng và xuống khách • Người vận chuyển có nghĩa vụ dỡ hàng và xuống khách, trừ khi thỏa thuận cho người khác làm • Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do dỡ hàng và xuống khách, trừ khi công việc này được thực hiện bởi người khác, tuy nhiên người vận chuyển vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần lỗi của mình đã góp phần gây nên sự thiệt hại
Giao hàng • Người vận chuyển phải giao hàng cho người có quyền nhận • Người vận chuyển có quyền kiểm tra xác định quyền nhận hàng • Người vận chuyển có quyền thu tiền rồi mới giao hàng trong trường hợp có thỏa thuận • Người vận chuyển có quyền yêu cầu người nhận hàng kiểm tra hàng hóa khi giao
Yêu cầu chuyên chở • Người gửi, trong quá trình hàng hóa đang được vận chuyển, có quyền yêu cầu người vận chuyển, nếu còn giữ tài liệu vận chuyển: + Trả lại hàng hóa cho mình; + Thay đổi người nhận hàng • Nếu tài liệu vận chuyển đã giao cho nguời nhận, thì chỉ người nhận có quyền yêu cầu người vận chuyển