410 likes | 680 Views
HỘI THẢO VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, ngày 1 và 2/11/2008). KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH. Người trình bày: Ông Lê Đỗ Ngọc Vụ trưởng Vụ gia đình
E N D
HỘI THẢO VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH(Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, ngày 1 và 2/11/2008) KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Người trình bày: Ông Lê Đỗ Ngọc Vụ trưởng Vụ gia đình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bối cảnh • Uỷ ban CVĐXH Quốc hội là cơ quan chủ trì xây dựng Luật PCBLGĐ (Luật). • Ngày 21 tháng 11 năm 2007, Quốc hội bỏ phiếu thông qua Luật. Theo Điều 35 và 36 của Luât, Bộ VHTT&DL chính thức là cơ quan quản lý nhà nước về PCBLGĐ. • Cải cách hành chính và việc sát nhập, giải thể không tạo điều kiện cho việc chuẩn bẫtây dựng các văn bản dưới luật.
Kế hoạch hành động triển khai Luật của Bộ VHTT&DL 2008-2015 (Ban hành theo QĐ số 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16.10.2008) Căn cứ: + Điều 35 & 36 của Luật quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ VHTT&DL. • + Chỉ thị 16/CT-TTg 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật.
I. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát Ngành văn hoá, thể thao và du lịch thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng một cơ chế tổ chức, triển khai có hiệu quả Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm góp phần giảm bạo lực gia đình trên toàn quốc
Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1. Xây dựng và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ. Các chỉ báo: + TrìnhChính phủ ban hành Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật; và Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ trong năm 2008.
Mục tiêu cụ thể (tiếp) + Thông tư hướng dẫn của Bộ; các thông tư và hướng dẫn liên tịch với các Bộ, ngành được ban hành trong năm 2008. + Trình Thủ tướng phê duyệt Chương trình hành động quốc gia PCBLGĐ giai đoạn 2010-2020 vào Quý I 2009.
Mục tiêu cụ thể (tiếp) Mục tiêu 2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ ngành VHTTDL về PCBLGĐ. Chỉ báo + 80%-100% cán bộ ngành phụ trach công tác gia đìnhcác cấp được tập huấn về PCBLGĐ. + 50% cán bộ làm công tác gia đình được tập huấn về tư vấn PCBLGĐ. + Xây dựng Bộ tài liệu tập huấn PCBLGĐ
Mục tiêu cụ thể (tiếp) Mục tiêu 3. Thiết lập và vận hành cơ chế PCBLGĐ và trợ giúp nạn nhân BLGĐ và xử lý người thực hiện hành vị BLGĐ có hiệu quả. Chỉ báo + Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể được thiết lập vào năm 2009 và được vận hành thường xuyên, có hiệu quả trong những năm tiếp theo; + Cơ sở dữ liệu, thống kê về BLGĐ được thiết lập và cập nhật thường xuyên
Mục tiêu cụ thể 3 (tiếp) Chỉ báo (tiếp) + Sáu tháng 1 lần, cấp dưới báo cáo cấp trên về tình hình PCBLGĐ. + Mỗi năm có thêm 10% nạn nhân được hỗ trợ, tư vấn từ các cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ. + Mỗi năm có thêm 10% người có hành vi BLGĐ tham gia HĐ tư vấn, giáo dục.
Mục tiêu cụ thể 3 (tiếp) Chỉ báo (tiếp) + Đến năm 2015 mỗi tỉnh có 1 CSTV và 1 CSHT nạn nhân bạo lực gia đình. + Đến năm 2015, 30% số xã thiết lập đường dây nóng. + Đến năm 2015, 30% số xã thiết lập mạng lưới địa chỉ tin cậy tại cộng đồng
II. Giải pháp & hoạt động Giải pháp 1.Xây dựng và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm PL. • Rà soát và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan để bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành mới phù hợp với Luật và Điều ước quốc tế. • Xây dựng trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
Giải pháp 1 (tiếp) 3. Xây dựng và ban hành thông tư hướng dẫn của Bộ; phối hợp với các Bộ ngành xây dựng và ban hành các TTHDLT. 4. Xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Chương trình hành động quốc gia giai đoạn 2010-2020 và các đề án kèm theo. 5. Tổ chức thực hiện các văn bản.
Giải pháp & hoạt động (tiếp) Giải pháp 2. • Truyền thông vận động thông qua hội nghị, hội thảo, đào tạo và các hoạt động truyền thông khác để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân tham gia vào các hoạt động PCBLGĐ. • Xây dựng Chiến lược truyền thông giai đoạn 2010-2020.
Giải pháp 2 (tiếp) Chiến lược TT có 2 mục tiêu: + Nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi + Tạo sự đồng thuận và ủng hộ của các cấp, cơ quan tổ chức trong PCBLGĐ. Chiến lược TT gồm các hoạt động: + Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng ở TW và ĐP phổ biến rộng rãi Luật và các văn bản dưới Luật có liên quan.
Chiến lược TT (tiếp) + Hướng dẫn nội dung hoạt động PCBL GĐ cho các TTVHTT, Đội TTLĐ, Đội chiếu bóng lưu động, Nhà VH, Thư viện và Tủ sách lưu động. + Tổ chức các chiến dịch truyền thông hàng năm vào 2 dịp 28.6 và 25.11. + Xây dựng, phát sóng và phát thanh các chương trình chuyên mục PCBLGĐ.
Giải pháp 2 (tiếp) + Tổ chức các cuộc thi về sản phẩm truyền thông xuất sắc; triển lãm tranh ảnh, cổ động nhằm chuyển tải các thông điệp về PCBLGĐ. + Phối hợp với Bộ TTTT, Ban Tuyên giáo TW tập huấn cho cán bộ truyền thông, báo cáo viên, phóng viên về kiến thức pháp luật và kỹ năng tìm hiểu, viết tin bài về PCBLGĐ.
Giải pháp 2 (tiếp) + Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong truyền thông vận động, đặc biệt là các phương pháp tiếp cận mới về PCBLGĐ. + Thông qua các sinh hoạt của Câu lạc bộ gia đình do Bộ và các tổ chức khác lập, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao phát huy các giá trị VH truyền thống tốt đẹp gia đình VN, phê phán hành vi BLGĐ.
Giải pháp & hoạt động (tiếp) Giải pháp 3. Nâng cao năng lực cho cán bộ ngành VHTTDL về PCBLGĐ. • Xây dựng tài liệu đào tạo. + Tập hợp các tài liệu hiện có về PCBLGĐ. + Phối hợp với các Bộ ngành xây dựng Bộ tài liệu đào tạo chuẩn (cho giảng viên và học viên) bao gồm: - Kiến thức cơ bản, luật pháp chính sách về PCBLGĐ, bình đẳng giới.
Giải pháp 3 (tiếp) - Kiến thức cơ bản về luật pháp, chính sách PCBLGĐ & bình đẳng giới. • Kỹ năng của cán bộ hoà giải, tư vấn, cán bộ xã hội khi làm việc với nạn nhân, người gây bạo lực và giải quyết các vụ việc; • Kỹ năng hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; • Kỹ năng viết bài, đưa tin về PCBLGĐ và bình đẳng giới; • Kỹ năng thu thập số liệu và báo cáo; • Kỹ năng giám sát và quản lý các hoạt động PCBLGĐ.
Giải pháp 3 (tiếp) 2. Tập huấn cho cán bộ ngành và các ngành liên quan. + Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ ngành VHTTDL để họ trở thành đầu mối thực hiện QLNN về PCBLGĐ. + Phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức tập huấn cho cán bộ tư pháp, công an, chính quyền cơ sở, các tổ chức CTXH …
Giải pháp 3 (tiếp) 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát, đánh giá và hỗ trợ kỹ thuật cho học viên sau đào tạo. 4. Lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào chương trình đào tạo cán bộ + Lồng ghép vào chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo của ngành. + Phối hợp với Bộ GDĐT lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào chương trình học các cấp học; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng PCBLGĐ trong các hoạt động ngoại khoá.
Giải pháp & hoạt động (tiếp) Giải pháp 4.Xây dựng cơ sở dữ liệu về PCBLGĐ. 1. Xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê BLGĐ. + Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức hội thảo về nội dung, cơ chế thu thập thông tin và phổ biến dữ liệu về BLGĐ. + Xác định bộ chỉ báo về BLGĐ cần thu thập (nạn nhân, loại hình bạo lực, xử lý ..)
Giải pháp 4 (tiếp) + Nhiệm vụ thu thập thông tin của cán bộ Văn hoá-xã hội ở cơ sở (phối hợp với cán bộ TP, CA) bắt đầu thực hiện 1.2010. + Cung cấp trang thiết bị thu thập và lưu giữ thông tin. Mỗi huyện có 1 máy tính dùng cho việc lưu giữ thông tin. Bắt đầu thực hiện từ cuối 2010.
Giải pháp 4 (tiếp) 2. Xây dựng cơ chế cập nhật thông tin. + Xây dựng và hướng dẫn cơ chế cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên phục vụ cho việc xây dựng KH PCBLGĐ ở địa phương. + Chủ trì, phối hợp với TCTK thực hiện điều tra, khảo sát về BLGĐ. Dự kién 2 năm 1 lần để xác định thực trạng và các xu hướng mới làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp tác động có hiệu quả.
Giải pháp 4 (tiếp) + Thực hiện việc thống kê thường xuyên hàng năm về BLGĐ. + Xây dựng ngân hàng dữ liệu về các chỉ báo PCBLGĐ. Hoạt động từ 2011. Hàng năm công bố các số liệu thống kê về số lượng, loại hình, nguyên nhân. + Xây dựng bộ chỉ số thông tin về nạn nhân, cơ chế vận hành cơ sở HTNNBLGĐ
Giải pháp 4 (tiếp) 3. HD thu thập và phân tích thông tin + Xây dựng C/Trình nhập dữ liệu ban đầu về PCBLGĐ ở các cấp. Cuối 2009. + Xây dựng chương trình cập nhật thông tin về PCBLGĐ ở các cấp. Cuối 2009. + Xây dựng bộ biểu mẫu báo cáo thường xuyên về BLGĐ. Cuối 2009
Giải pháp 4 (tiếp) + Tổ chức tập huấn cho cán bộ trong ngành về CT nhập dữ liệu 80%-100% cán bộ phụ trách. Bắt đầu từ 2010. + Tổ chức tập huấn cho cán bộ phụ trách PCBLGĐ trong ngành về CT phân tích, xử lý số liệu. 80%-100% cán bộ, từ 2010. + Phân tích, đánh giá và báo cáo về thực trạng PCBLGĐ và hiệu quả các giải pháp, thực hiện hàng năm, từ 2010.
Giải pháp và hoạt động (tiếp) Giải pháp 5.Củng cố và xây dựng mạng lưới trợ giúp nạn nhân BLGĐ • Nhân rộng mô hình PCBLGĐ tại cơ sở. + Rà soát mô hình PCBLGĐ thử nghiệm tại Tây Ninh, Bình Phước, Phú Thọ, Bến tre, bổ sung, hoàn thiện mô hình để mở rộng ra toàn quốc.
Giải pháp 5 (tiếp) + Triển khai mô hình ra 63/63 tỉnh/TP Giai đoạn 1: 2008-2009, 63/63 tỉnh/Tp, mỗi tỉnh chọn 1 huyện, huyện chọn 1 xã. Giai đoạn 2: 2010-2012, mở rộng mỗi tỉnh thêm 1 huyện, mỗi huyện 2 xã. Riêng địa phương dùng ngân sách mở thêm 2 xã. Giai đoạn 3: 2013-2015, mỗi tỉnh bằng nguồn ngân sách địa phương mở rộng ra 50% số huyện và 30% số xã.
Giải pháp 5 (tiếp) 2. Xây dựng cơ sở tư vấn về PCBLGĐ + Xây dựng và hỗ trợ xây dựng CSTV + Hình thành đội ngũ tư vấn về PCBLGĐ + Xây dựng đường dây tư vấn qua điẹnn thoại và các phương tiện TTĐC 3. Xây dựng cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ + XD và hỗ trợ XD CSHTNNBLGĐ, lồng ghép hoạt động tư vấn tại các cơ sở này. + Thí điểm cơ sở tạm lánh cho địa bàn trọng điểm
Giải pháp 5 (tiếp) 5. Xây dựng mạng lưới địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. + Phối hợp với các tổ chức CTXH, CQĐP hình thành & PT mạng lưới hỗ trợ nạn nhân bằng các địa chỉ tin cậy tại CĐ. 2015 có 30% số xã có mạng lưới địa chỉ tin cậy. + Nâng cao năng lực thành viên mạng lưới. + Hình thành đường dây nóng tại xã. 2015 có 30% số xã có đường dây nóng.
Giải pháp & hoạt động (tiếp) Giải pháp 6.Xây dựng & lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào Phong trào TDDKXDDDSVH • Lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào tiêu chí xét chọn Gia đình VH, làng, tổ dân phố VH 2. Lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào nội dung sinh hoạt thường xuyên của các loại hình trên
III. Tổ chức thực hiện • Nguồn lực. + Ngân sách nhà nước (TW&ĐP). Căn cứ vào CTHĐQG PCBLGĐ 2010-2020. + KHPCBLGĐ của các địa phương với các đề án kèm theo. + Ngân sách vận động (quốc tế + trong nước)
Tổ chức thực hiện (tiếp) 2. Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ 3. Quản lý giám sát hoạt động + Kiểm tra giám sát định kỳ & ko định kỳ + Đánh giá giữa kỳ. + Tổng kết đánh giá 4. Chế độ báo cáo + Thống nhất biểu mẫu b/c cho địa phương + Chế độ báo cáo định kỳ
Tổ chức thực hiện (tiếp) 5. Lộ trình thực hiện Giai đoạn 1 (2008-2010) tập trung vào: • Hoàn thiện và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ. • Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia PCBLGĐ. • Xây dựng Chiến lược truyền thông PCBLGĐ giai đoạn 2010-2020
Lộ trình thực hiện (tiếp) Giai đoạn 1 (tiêp) - Xây dựng cơ sở dữ liệu về PCBLGĐ. - Triển khai mô hình PCBLGĐ ở các địa phương. - Xây dựng thí điểm cơ sở HTNN, cơ sở TV về PCBLGĐ và mạng lưới địa chỉ tin cậy tại cộng đồng
Lộ trình thực hiện (tiếp) Giai đoạn 2 (2011-2015), tập trung vào: 1. Nhân rộng mô hình PCBLGĐ trên toàn quốc. 2. Triển khai Chiến lược truyền thông. 3. Củng cố và nhân rộng cơ sở HTNN, TV và mạng lưới địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. 4. Củng cố và duy trì thu thập dữ liệu. 5. Xây dựng mạng lưới PCBLGĐ
Hoạt động triển khai năm 2008 1. Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16 về việc triển khai thi hành Luật PCBLGĐ. 2. Tổ chức xây dựng 2 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Đang lấy ý kiến thành viên Chính phủ trước khi Thủ tướng ban hành. 3. Tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức và nhân dân về Dự thảo NĐ - một bước truyền thông về Luật.
Hoạt động năm 2008 (tiếp) 4. Xây dựng dự thảo CTHĐQG PCBLGĐ 2010-2020 trình Thủ tướng quý I năm 2009. 5. Xây dựng Dự thảo TT hướng dẫn của Bộ và các TT liên tịch với các Bộ, ngành. 6. Tập huấn cho Lãnh đạo các Sở TP, Y tế, VHTTDL, CA và Mặt trận TQ, Hội Phụ nữ tỉnh thành phố về Luật PCBLGĐ và BĐG. 7. Triển khai môhình PCBLGĐ tại 63 tỉnh/TP. 8. Xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên báo và truyền thình. 9. Triển khai Chiến dịch truyền thông PCBLGĐ trên toàn quốc 16-25.11.2008.