1.51k likes | 2.02k Views
ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM ( G IAI ĐOẠN 2006 – 2020) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Nội dung Đề án. Sự bức thiết phải đổi mới giáo dục đại học Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học Mục tiêu phát triển giáo dục đại học đến năm 2020 Các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học
E N D
ĐỀ ÁN ĐỔI MỚIGIÁO DỤC ĐẠI HỌCVIỆT NAM(GIAI ĐOẠN 2006 – 2020)BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nội dung Đề án • Sự bức thiết phải đổi mới giáo dục đại học • Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học • Mục tiêu phát triển giáo dục đại học đến năm 2020 • Các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học • Tổ chức thực hiện
Bối cảnh quốc tế • Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển nhảy vọt; bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. • Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ • Triết lý về giáo dục thế kỷ 21 biến đổi to lớn, lấy “học thường xuyên suốt đời” làm nền móng, mục tiêu của việc học là "học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người”, nhằm hướng tới xây dựng một “xã hội học tập” .
Bối cảnh trong nước Mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân
Bối cảnh trong nước • Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”… “công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển..., từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta”
Bối cảnh trongnước • Đảng và Nhà nước coi Giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu; • Phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người; • Cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo;
Bối cảnh trong nước Giáo dục và đào tạo là: • Một trong 3 lĩnh vực then chốt cần đột phá để làm chuyển động tình hình kinh tế-xã hội, tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực.
Bối cảnh trong nước • Liên quan chặt chẽ đến hai lĩnh vực khác là đổi mới cơ chế chính sách nhằm giải phóng triệt để lực lượng sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; và cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và vững mạnh.
Bối cảnh trong nước • Nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. • Tạo bước đột phá “mở rộng khu vực ngoài công lập” • Hoạt động các cơ sở công lập chuyển từ cơ chế sự nghiệp hành chính bao cấp sang tự chủ cung ứng dịch vụ, không nhằm lợi nhuận
Bối cảnh trong nước • Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế (nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ) đòi hỏi phải chuyển dịch mạnh cơ cấu giáo dục đại học Việt Nam (cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền).
NHỮNG THÀNH TỰUVÀ YẾU KÉMCỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Thành tựu 60 năm • Tạo hướng đi cho giáo dục đại học Việt Nam • Xác định cơ cấu hệ thống trình độ cơ bản thích hợp • Đa dạng hóa mục tiêu, loại hình đào tạo, loại trường về mô hình và sở hữu.
Thành tựu 60 năm • Cấu trúc lại chương trình đào tạo • Xây dựng quy trình đào tạo theo học phần, bước đầu áp dụng học chế tín chỉ
Thành tựu 60 năm • Thu hẹp khoảng cách giữa đại học Việt Nam với đại học khu vực. • Bảo đảm cho giáo dục đại học đứng vững và phát triển, từng bước mở rộng quy mô đào tạo (năm học 2003-2004 có 1.032.000 sinh viên đại học, trong đó gần 12% ở các trường ngoài công lập, 33.000 học viên sau đại học, gần 40.000 giảng viên).
Yếu kém • Yếu kém lớn nhất, gây nhiều lo lắng trong xã hội và làm trở ngại tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế làsự bất cập về khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục đại học đối với yêu cầu đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoávà nhu cầu học tập của nhân dân, biểu hiện cụ thể như sau dưới đây
Yếu kém • Chất lượng, hiệu quả đào tạo thấp, học chưa gắn chặt với hành, nhân lực được đào tạo yếu về năng lực và phẩm chất; chưa bình đẳng về cơ hội tiếp cận. • Quy mô chưa đáp ứng cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá (chỉ 10% tỷ lệ độ tuổi được học đại học); mất cân đối cung-cầu.
Yếu kém • Cơ cấu hệ thống trường đại học bất hợp lý • Mạng lưới trường và Viện tách biệt, giảm hiệu quả đầu tư và chất lượng đào tạo nghiên cứu • Nghiên cứu khoa học chưa được chú ý đúng mức; chưa gắn kết giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ đời sống xã hội.
Yếu kém • Chưa có phân tầng các trường về chức năng, nhiệm vụ; quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường không cao. • Nguồn lực hạn hẹp, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, học phí nhỏ bé
Yếu kém • Chương trình đào tạo cứng nhắc, thiếu linh hoạt, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, chậm hội nhập. • Cơ cấu ngành nghề đơn điệu • Phương pháp dạy và học rất lạc hậu, • Quy trình đào tạo đóng kín, cứng nhắc, thiếu mềm dẻo, liên thông
Yếu kém • Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý hẫng hụt, không đáp ứng yêu cầu đổi mới cả về số lượng và chất lượng. • Chuyên gia nghiên cứu, hoạch định chính sách giáo dục đại học thiếu nghiêm trọng. • Giảng viên ít nghiên cứu khoa học.
Yếu kém h) Quản lý vĩ mô hệ thống đại học còn bao biện, ôm đồm, quan liêu, hành chính báo cấp. • Cơ chế chính sách chưa tạo ra tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường về nhân sự, về hạch toán thu chi và chất lượng sản phẩmđào tạo.
Yếu kém • Chưa tạo ra cạnh tranh để phát triển giáo dục • Quản lý ở các trường chưa đổi mới, chủ yếu dựa vào thói quen, kinh nghiệm. • Quy hoạch phát triển trường không rõ ràng, không mang tính dài hạn; bố trí không hợp lý trên toàn lãnh thổ, làm giảm hiệu quả đầu tư;
Yếu kém • Xây dựng hạ tầng mang tính tình thế, công trình xây dựng manh mún. • Đổi mới giáo dục đại học không theo kịp đổi mới về kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế. • Quản lý giáo dục không theo kịp xã hội hoá giáo dục.
Nguyên nhân yếu kém • Tư duy chậm đổi mới, thậm chí còn có những biểu hiện lệch lạc. • Tư tưởng và thói quen bao cấp nặng nề
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • Thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, trình độ và chất lượng cao cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, nâng cao tiềm năng trí tuệ của đất nước. • Gắn kết chặt chẽ và trực tiếp góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, củng cố quốc phòng, an ninh; đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • Là quá trình hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học, đổi mới tư duy, làm cho từng trường và toàn hệ thống giáo dục đại học được nâng cao; • Hoàn thiện tính nhân văn, khoa học, hiện đại;
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • Kế thừa những thành quả giáo dục đào tạo của đất nước và thế giới, • Phát huy bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa nhân loại, phù hợp và tiếp cận nhanh với xu thế phát triển giáo dục đại học của các nước phát triển.
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 4. Hệ thống giáo dục đại học phải bảo đảm tính thực tiễn và tính hiệu quả. Phát triển mạnh trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. • Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục đại học một cách bình đẳng.
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 5. Đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hướng nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng trường và của toàn bộ hệ thống; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục.
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • Phải được tiến hành đồng bộ, từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp; • Gắn bó chặt chẽ và tạo động lực để tiếp tục đổi mới đồng bộ và mạnh mẽ giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. • Mở rộng quy mô đào tạo; giải quyết tốt mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô, giữa thực hiện công bằng xã hội và bảo đảm hiệu quả đào tạo.
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • Là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân. • Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục. • Phát huy vai trò chủ thể của công cuộc đổi mới là các trường đại học mà nòng cốt là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của toàn xã hội, trước hết là các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, các nhà sử dụng lao động, sinh viên và gia đình.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 • A. Mục tiêu chung: • Có bước chuyển cơ bản về chất lượng và quy mô, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao trí tuệ của dân tộc, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. • Nâng một số trường đại học lên đẳng cấp quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và nền kinh tế đất nước.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 • B. Mục tiêu cụ thể: • 1.Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc, có sự phân tầng rõ rệt, • Đảm bảo hợp lý cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, đồng thời phù hợp với quy hoạch tổng thể của các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 • 2. Hoàn thiện phân chia các chương trình đào tạo theo hai hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp-ứng dụng. • Sử dụng quy trình đào tạo mềm dẻo, kết hợp mô hình truyền thống với mô hình nhiều giai đoạn và chuyển các cơ sở giáo dục đại học sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. • Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập ở các trường đại học, coi trọng việc gắn liền học với thực tập, học với nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 • 3. Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó có 70-80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và phấn đấu đạt khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các trường ngoài công lập. • Xây dựng một vài trường đại học đẳng cấp quốc tế. Tăng số lượng lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 • 4. Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến, hiện đại; • Đến năm 2010 ít nhất 40% giảng viên có trình độ thạc sĩ ; 25% có trình độ tiến sĩ.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 • Đến năm 2020 ít nhất 60% giảng viên có trình độ thạc sĩ , 35% có trình độ tiến sĩ. • Tỉ lệ sinh viên/giảng viên không quá 20; đối với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ không quá 15; các ngành kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn không quá 25.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 • 5. Nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. • Trường đại học lớn phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước. Nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 15% tổng nguồn thu của trường vào năm 2010 và 25% vào năm 2020.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 • 6. Đạt được thoả thuận về công nhận bằng cấp với các nước trong khu vực và trên thế giới. • Các trường đại học của Việt Nam có được các thoả thuận về tương đương chương trình đào tạo với các trường đại học của các nước, tạo cơ sở cho việc tham gia hệ thống chuyển đổi tín chỉ ASEAN và quốc tế.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 • 7. Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học và có cơ chế đảm bảo chất lượng. • Các trường đại học, cao đẳng đều tiến hành kiểm định một cách định kỳ và công bố công khai kết quả kiểm định. • 8. Sử dụng các phương thức và công nghệ quản lý hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông trong các cơ sở giáo dục đại học; hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia về đào tạo và nghiên cứu khoa học và hệ thống thư viện điện tử.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 • 9. Xây dựng chính sách phát triển giáo dục đại học đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường về đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và dịch vụ, về tổ chức và nhân sự, về tài chính, về huy động các nguồn lực đầu tư; đảm bảo được sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với các hoạt động của nhà trường.
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1. Điều chỉnh cơ cấu trình độ và hệ thống nhà trường nhằm làm cho giáo dục đại học phù hợp với yêu cầuphát triển kinh tế-xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới 2. Xây dựng quy trình đào tạo mềm dẻo và liên thông, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập ở đại học
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 3. Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đại học có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách quản lý và giảng dạy tiên tiến, hiện đại
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 4. Tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trực tiếp giải quyết những vấn đề từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và tăng nguồn thu cho nhà trường • 5. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học nhằm đa dạng hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 6. Đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trường đại học • 7. Nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống giáo dục đại học trong quá trình hội nhập quốc tế
1. Điều chỉnh cơ cấu trình độ và hệ thống nhà trường a) Xây dựng chương trình theo hai hướng chính nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng: Hướng nghiên cứu về cơ bản giứ cơ cấu trình độ theo mô hình 4:2:2 (đại học 4, thạc sĩ 2, tiến sĩ 3 năm)
1. Điều chỉnh cơ cấu trình độ và hệ thống nhà trường • Hướng nghề nghiệp-ứng dụng có cơ cấu trình độ thiết kế theo mô hình 2:2:1:1:3, tức là đào tạo nhiều giai đoạn cả chương trình đại học (2:2) và thạc sĩ (1:1) để tăng thêm cơ hội học tập và phân tầng trình độ nhân lực. • Ưu tiên mở rộng quy mô đào tạo theo hướng nghề nghiệp-ứng dụng.
1. Điều chỉnh cơ cấu trình độ và hệ thống nhà trường • Quy định thêm các văn bằng chứng chỉ trung gian đánh dấu từng giai đoạn học tập. • Từng bước chuyển các trường trung cấp chuyên nghiệp thành trường cao đẳng công nghệ với bằng cao đẳng 2 năm.
1. Điều chỉnh cơ cấu trình độ và hệ thống nhà trường • Cho phép thành lập các trường đại học trong các doanh nghiệp để tăng cường việc gắn đào tạo với sử dụng. • Quy định sự tương đương trình độ giữa hướng nghiên cứu và hướng nghề nghiệp-ứng dụng ở mọi trình độ sau trung học (3)