950 likes | 2.42k Views
CHĂM SÓC BÀN CHÂN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ). Thực hiện: ĐD. Trần Thị Ngọc Diện Khoa Nội tiết – Lão khoa BV AN BÌNH TP.HCM. NỘI DUNG TRÌNH BÀY Đặt vấn đề. Mục tiêu đề tài Tổng quan về bệnh ĐTĐ và bệnh lý bàn chân. Các bước khám bàn chân. Điều trị vết loét bàn chân.
E N D
CHĂM SÓC BÀN CHÂN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ) Thực hiện: ĐD. Trần Thị Ngọc Diện Khoa Nội tiết – Lão khoa BV AN BÌNH TP.HCM
NỘI DUNG TRÌNH BÀY • Đặt vấn đề. • Mục tiêu đề tài • Tổng quan về bệnh ĐTĐ và bệnh lý bàn chân. • Các bước khám bàn chân. • Điều trị vết loét bàn chân. • Giáo dục và tư vấn cho bệnh nhân. • Kết luận và đánh giá.
Đặt vấn đề: • ĐTĐ là bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam. • Là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo: tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v… Trong đó biến chứng bàn chân rất nan giải. • Phần lớn bệnh nhân chưa có ý thức và biết cách chăm sóc bàn chân. Hơn nữa ta chưa có chuyên khoa bàn chân để việc khám và chữa trị các bệnh ở bàn chân hiệu quả dẫn đến tỷ lệ đoạn chi cao. • Vì vậy việc theo dõi chăm sóc bàn chân hằng ngày, can thiệp và điều trị kịp thời là yêu cầu rất quan trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ.
Vấn đề bàn chân: • Nguy cơ mất chân ĐTĐ cao gấp 25 lần • 70% đoạn chi dưới có liên quan đến ĐTĐ. • 85% đoạn chi có liên quan đến loét bàn chân. • Trên thế giới cứ 30 giây có 1 người mất chân do ĐTĐ. • 50% số ca đoạn chi này có thể tránh được nên rất cần được can thiệp.
II. Mục tiêu đề tài: • Theo dõi những biến chứng bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại Bệnh viện An Bình trong 2 năm 2007 – 2008, rút ra nhận xét về đặc điểm bệnh lý bàn chân của bệnh nhân. • Tìm hiểu thông tin về bệnh lý bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ, áp dụng các phương pháp điều trị, rút ra kinh nghiệm điều trị và chăm sóc bàn chân ĐTĐ đạt kết quả cao phù hợp với đặc điểm và điều kiện của Việt Nam. • Giáo dục ý thức bảo vệ bàn chân và cách chăm sóc bàn chân hàng ngày cho bệnh nhân ĐTĐ khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện An Bình.
III.Tổng quan về bệnh ĐTĐ : • Là một rối loạn chuyển hoá đặc trưng bởi sự tăng đường huyết. • Do các khiếm khuyết trong việc chế tíết hay hoạt động của insulin hoặc do cả hai. • Gây ra các biến chứng mạch máu và biến chứng thần kinh.Phân loại ĐTĐ • ĐTĐ type 1: (chiếm từ 10-15 %)Phụ thuộc Insulin, khởi phát sớm hơn, tự miễn hoặc vô căn. • ĐTĐ type 2: (chiếm từ 85-90%)Không phụ thuộc Insulin, khởi phát muộn hơn, di truyền. • ĐTĐ thứ phát: Do bệnh lý viêm tụy, xơ hoá tụy, do bệnh nội tiết khác như Hội chứng Cushing, bệnh Basedow v.v… • Rối loạn dung nạp glucose • ĐTĐ thai kỳ
Bệnh lý bàn chân ĐTĐ: Bệnh thần kinh ngoại vi Bệnh mạch máu ngoại vi Bệnh thần kinh ngoại vi và mạch máu ngoại vi
Bàn chân Charcot: • Tổn thương thần kinh sợi lớn làm co rút gân Achilles và biến dạng duỗi khớp cổ - bàn chân. • Tổn thương thần kinh sợi nhỏ gây biến dạng ngón chân hình búa (hammer toes). • Các biến dạng làm gia tăng nguy cơ loét.
Lâm sàng: khởi đầu bàn chân có thể viêm tấy nhưng không đau. • X Quang hoặc CT scanner: có hình ảnh loãng xương; hủy xương; gãy xương; phản ứng màng xương; bán trật khớp.
Vị trí có nguy cơ loét: • · Khu vực bàn chân trước: khớp bàn - đốt và liên đốt gần. • · Khu vực bàn chân sau: khớp cổ chân, gót chân.
Yếu tố thuận lợi gây loét bàn chân Biến dạng Phân bố lực bất thường Nốt chai Tổn thương TK – giảm cảm giác Tổn thương mạch máu Chấn thương Nhiễm trùng Loét
Nguy cơ nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ: • Mang giày dép không vừa, không thích hợp gây phồng rộp, sừng hóa, tạo chai. • Da khô làm nứt nẻ ở chân. • Nấm móng. • Móng chân mọc bất thường. • Chấn thương chân tạo vết thương hở. • Chăm sóc bàn chân không đúng cách.
IV. Khám bàn chân: Thực hiện 7 bước: 1. Hỏi bệnh nhân về các vấn đề trước đó: loét, triệu chứng hiện tại.2. Khám cả hai bàn chân tìm dấu nhiễm trùng, loét, vết chai, nứt da, móng bất thường, biến dạng chân. 3. Bắt mạch: mạch mu chân và chày sau phải bắt được. 4. Khám thần kinh: Dùng Monofilament. 5. Khám giày dép. 6. Đánh giá nhu cầu cần giáo dục. 7. Đánh giá khả năng tự chăm sóc.
Khám thần kinh: Dùng Monofilament
Giày dép cho bệnh nhân ĐTĐ:Nên và không nên
Đánh giá nhu cầu cần giáo dục: Bệnh nhân có biết được những ảnh hưởng của ĐTĐ trên bàn chân không. Bệnh nhân có biết cách chăm sóc chân thích hợp không. Bàn chân của bệnh nhân có được chăm sóc đầy đủ không.Đánh giá khả năng tự chăm sóc. Bệnh nhân có giảm thị lực không. Bệnh nhân có thể với tới chân để tự chăm sóc an toàn không. Có những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc chân hay không.
V. Điều trị vết loét bàn chân • Nguyên tắc điều trị nhiễm trùng bàn chân : • Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời • Kiểm soát đường huyết tốt . • Vùng tổn thương phải được nghỉ ngơi hoàn toàn. • Cắt lọc và rạch tháo mủ ngay khi có chỉ định và đúng cách. • Sử dụng kháng sinh thích hợp. • Chăm sóc và thay băng đúng cách hằng ngày. • Tái hồi lưu thông mạch máu. • Những công cụ hỗ trợ chân và những giày dép chuyên biệt. • Giáo dục và tư vấn cho bệnh nhân khi về nhà.
Chăm sóc vết thương Ngâm chân Chai quanh ổ loét Cắt gọt da cứng, chai Làm sạch vết thương
Điều trị bảo tồn với bó bột tiếp xúc toàn bộ: Sau 4 tháng: Đã lành Sau 40ngày: 20x15mm Vết loét 45x45mm
Phẩu thuật phòng ngừa và tạo hình Vết thương lành sau khi cắt gân 2 tuần. Loét ở đầu ngón chân do biến dạng ngón chân hình móng vuốt. Cắt gân để làm giảm áp lực.
Vết thương nhiễm trùng sâu đến xương Lấy bỏ xương nhiễm trùng Xương nhiễm trùng được lấy ra Cắt lọc vết thương Khâu vết thương lại
Kỹ thuật thay băng: • Tắm bàn chân với xà phòng trung tính.- Dội lại bằng nước muối.- Chậm khô bằng gạc.- Phơi nắng khoảng 20 – 30 phút.- Rửa lại vết thương với nước muối hoặc dung dịch nước muối Betadine 1/10 • Cắt lọc mô nhiễm trùng.- Rửa sạch và lau khô bằng gạc.- Xứt dầu mù u.- Băng vết thương lại bằng gạc mỏng.Tuỳ theo vết thương có thể rửa mỗi ngày từ 1 đến 3 lần.
Các kỹ thuật giảm tải Giảm tải ở phần bàn chân sau Giày giảm tải ở phần bàn chân trước Miếng xốp làm giảm áp đến 60% Bó bột tiếp xúc toàn bộ, hiệu quả làm lành 72-100% trong 5 tuần
THỰC TẾ ĐIỀU TRỊ: Ca 1: Bệnh nhân: Quách Hương, Nữ, 74 tuổi. Tình trạng khi nhập viện: hoại tử ngón 3, kèm phù nề sưng tấy cẳng chân, bàn chân phải. Nguy cơ đoạn chi rất cao. Tiền căn: ĐTĐ type II 20 năm.
Kết quả điều trị Sau khi tháo bỏ hai ngón hoại thư, bàn chân được chữa lành tránh được đoạn chi.
Ca 2: BN: Đinh Văn Hiệp , Nam, 66 tuổi. Tình trạng khi nhập viện: loét với vết chai ở chỏm xương bàn II, tăng huyết áp, tăng đường huyết. Tiền căn: ĐTĐ type II trên 5 năm, cao huyết áp. Vết loét khi nhập viện
Kết quả điều trị Sau 2 tuần Lần khám đầu tiên Sau khi cắt gọt phần chai
Ca 3: Bệnh nhân: Đào Thị Xương, Nữ, 72 tuổi. Tình trạng khi nhập viện: nhiễm trúng ngón 1 bàn chân phải do bỏng nước sôi, nguy cơ đoạn chi rất cao. Tiền căn: ĐTĐ type II trên 10 năm, cao huyết áp.
Kết quả điều trị Ngón chân khi nhập viện đã bị hoại tử Bàn chân đã lành sau khi đoạn mất ngón 1
VI. GIÁO DỤC VÀ TƯ VẤN CHO BỆNH NHÂN Chăm sóc bàn chân hàng ngày: • Rửa sạch và lau khô chân.
Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, luôn giữ sạch và khô nhất là các kẽ ngón chân.
Không dùng vật bén nhọn để cắt móng chân. Không cắt móng quá ngắn, nên cắt móng ngang.
Quan sát chân mỗi ngày, so sánh kích thước, màu sắc, nhiệt độ.
Tránh đi chân không ngay cả ở trong nhà. • Mang giày hoặc xăng đan vừa chân, kiểm tra mỗi ngày.
Mũi giày cứng, rộng và sâu chứa đựng các ngón chân một cách thoải mái.
Miếng lót lòng bàn chân trong giày giúp giảm một nửa lực tác động vào bàn chân.