1 / 21

Kính chào quý thầy cô đến dự giờ thăm lớp.

Kính chào quý thầy cô đến dự giờ thăm lớp. KIỂM TRA BÀI CŨ. * Gợi ý: Các bước làm bài văn tự sự : - Tìm hiểu đề : - Lập ý : - Lập dàn ý : - Viết thành văn :. Em hãy nêu các bước làm bài văn tự sự ?. Tiết 20 - Tập làm văn. LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.

Download Presentation

Kính chào quý thầy cô đến dự giờ thăm lớp.

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Kính chào quý thầy cô đến dự giờ thăm lớp.

  2. KIỂM TRA BÀI CŨ *Gợi ý: Các bước làm bài văn tự sự: - Tìm hiểu đề: - Lập ý: - Lập dàn ý:- Viết thành văn: Em hãy nêu các bước làmbài văn tự sự ?

  3. Tiết 20 - Tập làm văn LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ I/ Lời văn, đoạn văn tự sự. 1. Lời văn giới thiệu nhân vật.

  4. * Đoạn văn 1: - Giới thiệu nhân vật:Hùng Vương, Mị Nương + Lai lịch: Hùng Vương thứ mười tám + Quan hệ: cha - con + Tính tình: Mị Nươngtính nết hiền dịu + Tình cảm: vua cha yêu thương con hết mực + Nguyện vọng:nhà vuamuốn kén chồng xứng đáng cho con. - Mục đích:đề cao, khẳng định Mị Nương đẹp người, đẹp nết vàý muốn kén chồng cho con của nhà vua.

  5. * Đoạn văn 2: - Giới thiệu nhân vật:Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. .Lai lịch: + Sơn Tinh đến từ vùng núi Tản Viên. + Thuỷ Tinh đến từ miền biển. .Tài năng: Cả hai đều có tài lạ, đều xứng đáng làm rể vua Hùng. .Mục đích: cung cấp thông tin về tên, lai lịch, tài năng của hai nhân vật ngang tài, ngang sức.

  6. - Khi kể về nhân vật:+ Giới thiệu tên, họ, lai lịch, tính tình, tài năng, quan hệ… của nhân vật. - Những câu văn giới thiệu nhân vật thường dùng những từ: + Từ: “là, có” ? Em hãy đặt một câu văn tự giới thiệu về mình. ? Hãy đặt câu văn giới thiệu nhân vật Âu Cơ ? Ví dụ: Nàng Âu Cơ // là con gái của Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

  7. 2. Lời văn kể việc: . Các từ ngữ dùng để kể hành động của nhân vật: - đùng đùng nổi giận, đem quân, đuổi theo, đòi cướp, hô mưa gọi gió, dâng nước, đánh. . Hậu quả : - Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

  8. *Tácdụng: Lờikểtrùngđiệp (nướcngập…,nướcngập…, nướcdâng…) gâyấntượngchongườiđọcthấysứcmạnhvàsựtànphácủanước. * Khikểviệc: - Kểcáchànhđộng, việclàm, kếtquảvàsựđổithay do cáchànhđộngấyđemlại.

  9. Ghi nhớ: Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.

  10. 3. Đoạn văn. Đọc đoạn văn SGK trang 59 -Ý chính của mỗi đoạn văn và câu biểu đạt ý chính: - Đoạn văn 1: Vua Hùng kén rể. * Câu biểu đạt ý chính: Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. - Đoạn văn 2: Gíới thiệu Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và việc cầu hôn của họ. * Câu biểu đạt ý chính: Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.

  11. - Đoạn văn 3:Sự nổi giận và cuộc tấn công quyết liệt của Thuỷ Tinh.* Câu biểu đạt ý chính:Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. - Đoạn văn 1: Vua có con gái đẹp, hiền dịu, hết mực yêu thương con. * Câuchủđề:- Làcâubiểuđạt ý chínhcủatoànđoạnvăn. *Các ý phụ trong từng đoạn văn.

  12. - Đoạn văn 2: Giới thiệu từng người: một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […], một người ở miền biển cũng có nhiều tài lạ […] - Đoạn văn 3: Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. * Nhận xét mối quan hệ giữa các ý phụ với ý chính trong đoạn văn: - Các ý phụ có mối quan hệ chặt chẽ với ý chính, từ ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính.

  13. Ghi nhớ. Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt các ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.

  14. Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc luôn hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh, không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo. Một hôm, ông chuẩn bị theo con nhà quý tộc vào tư dinh để xem bệnh cho nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông liền xem mạch cho cậu bé rồi bảo con nhà quý tộc là ông phải chữa gấp cho chú bé, để chậm tất có hại. Nói rồi, ông bắt tay ngay vào việc chữa trị cho chú bé. ? Đoạn văn trên biểu đạt ý chính nào? Hãy tìm câu chủ đềcủa đoạn văn ?

  15. II. Luyện tâp: Bài tập 1 SGK/60: Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: Mỗi đoạn văn kể về điều gì? Tìm câu chủ đề của mỗi đoạn văn. Các câu văn triển khai theo thứ tự nào ? a. Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. - Ý chính: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. - Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi. - Các câu văn triển khai theo thứ tự: trước - sau.

  16. Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa;còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. • (Sọ Dừa) • - Ý chính: Hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế. • - Câu chủ đề: Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. • - Thứ tự: Câu trước nêu ý phụ dẫn dắt đến ý chính ở câu sau.

  17. c. Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách hàng thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay ! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần) - Ý chính:Tính cô còn trẻ con lắm. - Câu chủ đề:Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. -Thứ tự: Câu trước nói chung, câu sau cụ thể hoá ý câu trước.

  18. Bài tập 2 SGK/60:? Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng câu nào sai , vì sao ? • Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa. • Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên yên ngựa, rồi lao vào bóng chiều. - Câu b đúng vì đúng mạch lạc, lô gích. - Câu a sai vì các ý lộn xộn. Bài tập 3 SGK/60: Hướng dẫn HS làm ở nhà

  19. Bài tập 4 SGK/60:Viết đoạn văn nêu ý chính: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết hết giặc Ân. Đoạn văn tham khảo: Khi sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, Gióng bỗng vươn vai thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa xông thẳng về phía quân giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.

  20. Hướng dẫn HS làm ở nhà • Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt • gãy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc. • Gợi ý • Hình thức: • + Đoạn văn được qui ước từ chữ viết hoa lùi đầu dòng • đến dấu chấm xuống dòng. • + Số câu: từ 2 câu trở lên, có liên kết chặt chẽ, bố cục • mạch lạc. • - Nội dung: kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt bị gãy • đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc • (câu chủ đứng đầu đoạn văn).

  21. *Củng cố: ?Trong văn tự sự lời văn dùng để làm gì? ?Khi kể về nhân vật thì giới thiệu những gì? Khi kể sự việc thì kể gì? ? Hãy nêu đặc điểm của đoạn văn tự sự. * Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3, 4 sgk/60. - Chuẩn bị bài:“Thạch Sanh” bằng cách trả lời các câu hỏi phần Đọc-Hiểu văn bản SGK/66

More Related