1 / 22

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ EAKAR

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ EAKAR. CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA. CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC. THÁNG 10-2012. Em biết gì về đuối nước ?. I. TÌNH HÌNH CHUNG

lirit
Download Presentation

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ EAKAR

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ EAKAR CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC THÁNG 10-2012

  2. Em biết gì về đuối nước ? I. TÌNH HÌNH CHUNG Tắm, lội hoặc bất cứ trường hợp nào phải sống chung với nước ngập sâu, thì nguy cơ bị đuối nước là khá cao. Đặc biệt vùng nước ngập sâu và chảy xiết như nước lũ lụt lại càng nguy hiểm vì nước có thể cuốn trôi và nhấn chìm bất cứ ai, kể cả người khỏe mạnh và biết bơi. Vì vậy chúng ta sống trong vùng lũ lụt, nhất là người già và trẻ em cần phải cảnh giác phòng tránh tai nạn đuối nước. Theo thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em, chiếm 48,8%; tỷ lệ chết đuối ở trẻ em nước ta cao gấp 10 lần các nước phát triển; 70% trẻ chết đuối và suýt chết đuối là dưới 15 tuổi ; 53% các trường hợp chết đuối xảy ra khi trẻ em chơi gần nhà không có sự bảo vệ của người lớn. Mỗi ngày,trung bình trên toàn quốc có 10 trẻ em tử vong do đuối nước.

  3. Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến đuối nước ? II. NGUYÊN NHÂN: Nguyên nhân chủ yếu của các vụ đuối nước là do trẻ không biết bơi, chưa được trang bị những kiến thức, nhận thức về an toàn trên mặt nước. Tiếp đến là do nhận thức chung về vấn đề này còn hạn chế, nhiều bậc cha mẹ chưa để ý tới những nguy cơ tiềm ẩn chung quanh... Các công trình hoặc người dân đào đất làm vật liệu xây dựng, nhưng không có cảnh báo hoặc sau khi kết thúc công trình không san lấp để trẻ sa xuống hố sâu bị chết đuối. Bên cạnh những nguyên nhân như lũ cuốn, trẻ quá nhỏ, không biết bơi... còn một nguyên nhân khác là do níu kéo lấy nhau dẫn đến việc không ai cứu được ai.

  4. II. NGUYÊN NHÂN: Trường hợp thứ I:  ở xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) xảy ra gần đây. Khi đang tắm cho đứa cháu tầm 9 tháng tuổi, thấy điện thoại reo, ông T nghĩ cháu đã ngồi vững, hai tay bám chắc vào chậu nên để cháu ngồi trong chậu quay vào nghe điện thoại. Khoảng 2 phút sau quay ra, ông T thấy cháu đã úp mặt xuống nước, tắt thở. Trường hợp thứ 2:  bé Trương Thuý Vy bị “chết đuối trong ca nước”. Theo tường trình của ông Bùi Văn Đoàn, Trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc (thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, Bình Dương): “Sau khi trẻ ăn xong thì cho các cháu đi vệ sinh. Vài phút sau, cô vào kiểm tra thì thấy vòi nước đang chảy và phát hiện một cháu bé gục mặt vào ca nhựa múc nước. Trường đã đưa cháu đi cấp cứu nhưng khi đến viện cháu bé đã chết.

  5. II. NGUYÊN NHÂN: Trường hợp thứ 2:  bé Trương Thuý Vy bị “chết đuối trong ca nước”. Theo tường trình của ông Bùi Văn Đoàn, Trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc (thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, Bình Dương): “Sau khi trẻ ăn xong thì cho các cháu đi vệ sinh. Vài phút sau, cô vào kiểm tra thì thấy vòi nước đang chảy và phát hiện một cháu bé gục mặt vào ca nhựa múc nước. Trường đã đưa cháu đi cấp cứu nhưng khi đến viện cháu bé đã chết. Điều này muốn nói lên là đuối nước không chỉ xãy ra ở sông, suối, ao hồ, đầm lầy ... mà còn có thể xãy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trẻ ..v.v...Vì thế các bậc phụ huynh, cô bảo mẫu, người giúp việc cần có hiểu biết cách phòng và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.

  6. Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước. - Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước. - Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chổ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô. Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp. Tại sao đuối nước thường dẫn đến tử vong ?

  7. NHỮNG THÓI QUEN SINH HOẠT, VUI CHƠI CỦA TRẺ EM LÀ NGUY CƠ ĐUỐI NƯỚC

  8. NHỮNG THÓI QUEN SINH HOẠT, VUI CHƠI CỦA TRẺ EM LÀ NGUY CƠ ĐUỐI NƯỚC

  9. Làm thế nào để phòng tránh tai nạn đuối nước có hiệu quả ? III. CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC: Cách 1: - Dạy trẻ tự cứu mình. Tức là phải dạy trẻ em học bơi. Cách 2: Khi thấy người bị đuối nước, cần bình tĩnh quan sát xung quanh xem có đoạn cây, phao để đưa ra cho người bị đuối nước nắm kéo vào. Cũng có thể nắm các rễ cây ở bờ ao và đưa tay ra cho người bị nạn nắm kéo vào. Trong trường hợp khẩn cấp, không tìm được các dụng cụ trên, khi bơi đến cứu nên dừng ở xa quan sát người bị nạn chứ không được đến gần vì người bị nạn đang hoảng loạn, sẽ ôm chặt vào người mình, dẫn đến “chết chùm”. Rồi từ từ tiến đến sau lưng, bẻ tay người bị nạn ra sau, luồn tay mình qua nách, nâng cằm để miệng và mũi người bị nạn nổi trên mặt nước và đưa vào bờ. Hoặc có thể nắm chặt vai người bị nạn và đưa vào bờ, chú ý miệng và mũi nạn nhân phải nổi trên mặt nước”.

  10. III. CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC: Cách 3: Ta biết rằng đối với những người không quen bơi lội trong nước, khi xuống nước rất mau mệt. Tay chân đuối ra, đôi khi còn bị chuột rút. Bên cạnh đó, khi có nhiều người cùng ở chung một chỗ sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn, người nọ bám lấy người kia để ngoi lên, cứ như thế cho đến khi tất cả kiệt sức.  Ngoài ra cho dù là một người bơi giỏi đi chăng nữa, nhưng nếu bị một người khác ôm chặt lấy thì bạn cũng sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, nếu gặp phải tình huống trên thì cách tốt nhất là bạn phải lặn thật sâu. Theo kinh nghiệm cho thấy phần lớn người không biết bơi thì họ tuyệt đối không thể lặn. Vì vậy khi bạn lặn sâu xuống thì theo bản năng người kia phải buông bạn ra để trồi lên mặt nước. Khi đó bạn nên lặn xa một chút trước khi nổi lên rồi tìm cách cứu người cũng không muộn. Làm như vậy không phải là ta không có lòng nhân ái, không nhiệt tình trong việc cứu giúp người bị nạn. Thế nhưng nếu muốn cứu người khác thì trước hết bạn phải biết cách tự bảo vệ mạng sống của mình. 

  11. III. CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC: Cách 4: Một trường hợp khác, nếu bạn bị chuột rút một cách bất ngờ đến nỗi chân đột nhiên không thể cử động, tốt nhất nên thả lỏng toàn thân, cố gắng duỗi thẳng chân (đừng cử động chân bị chuột rút), sau đó dùng tay bơi từ từ vào bờ.  Đối với trường hợp bị cuốn do nước chảy mạnh không thể bơi vào bờ một cách nhanh chóng, trước hết bạn đừng mắc cỡ, hãy lột bỏ hết áo quần trên người, càng ít quần áo cơ thể của ta càng nhẹ, giảm sức cản của nước, đồng thời khi lột bỏ quần áo giúp ta hoạt động một cách linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, nếu nơi xảy ra tai nạn là những dòng kênh nhỏ hoặc những chỗ không sâu lắm, bạn nên hít một hơi thật sâu sau đó lặn xuống tới đáy rồi đi thật nhanh vào bờ. Vì theo một số người lặn chuyên nghiệp, phía trên nước thường chảy xiết và xoáy hơn phía dưới. Ngoài ra khi ta lặn xuống đáy, chân ta có thể bấm vào đất để đi, khi đó tốc độ sẽ nhanh hơn.

  12. CHÚ Ý: Người già và trẻ em phải có người lớn trông coi quản lý. Mọi người không tự ý bơi lội ra dòng nước lũ vì có thể bị nước cuốn trôi. Nếu trẻ em đi học bằng ghe, thuyền bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có người lớn  đưa đi kèm. Học sinh cần được dạy bơi lội và kỹ thuật sơ cấp cứu để biết tự cứu mình cứu bạn  khi bị đuối nước. Bể nước, cống rãnh, miệng giếng... phải có nắp đậy an toàn. Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi. Những nơi thường xảy ra tai nạn, cần phải thành lập đội cứu hộ và các phương tiện cần thiết để cấp cứu. Đặt các biển báo nguy hiểm tại các bãi tắm biển, tắm sông... 

  13. Chúng ta sơ cứu đuối nước như thế nào ? IV. CÁCH SƠ CỨU ĐUỐI NƯỚC 1. Đối với trẻ nhỏ: Khi gặp trẻ đuối nước người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai, động tác dốc ngược nạn nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên thực hiện ở người lớn và không nên làm quá 1 phút ở trẻ em. Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:

  14. IV. CÁCH SƠ CỨU ĐuỐI NƯỚC 1. Đối với trẻ nhỏ: Khi gặp trẻ đuối nước người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai, động tác dốc ngược nạn nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên thực hiện ở người lớn và không nên làm quá 1 phút ở trẻ em. Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:

  15. IV. CÁCH SƠ CỨU ĐuỐI NƯỚC 1. Đối với trẻ nhỏ: - Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay). - Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).

  16. Đặt trẻ nằm nghiêng

  17. Dùng 2 ngón tay ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối 2 đầu vú

  18. Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân. • - Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết;  sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.

  19. V. NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM TRONG QUÁ TRÌNH CẤP CỨU ĐuỐI NƯỚC - Không được chậm trể trong cấp cứu người bị đuối nước: tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v... mà phải bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp cứu ngay - Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết rồi! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu). - Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.

More Related