360 likes | 926 Views
Bài 4. Truyền thông giao tiếp. Nguyễn Hoàng Sinh Thạc sĩ Marketing, Đại học Curtin (Australia) Chuyên gia tư vấn truyền thông. Giới thiệu. Tiến trình PR (RACE): Nghiên cứu ( R esearch) Lập kế hoạch ( A ction programming) Giao tiếp ( C ommunication) Đánh giá ( E valuation).
E N D
Bài 4. Truyền thông giao tiếp Nguyễn Hoàng Sinh Thạc sĩ Marketing, Đại học Curtin (Australia) Chuyên gia tư vấn truyền thông
Giới thiệu Tiến trình PR (RACE): Nghiên cứu (Research) Lập kế hoạch (Action programming) Giao tiếp (Communication) Đánh giá (Evaluation)
Nội dung bài giảng Hành động & giao tiếp Giao tiếp: Mục đích của giao tiếp Các yếu tố của quá trình giao tiếp Thông điệp Các công cụ thực thi giao tiếp: Truyền thông kiểm soát Truyền thông không kiểm soát Sự kiện/Tài trợ Giao tiếp cá nhân Báo cáo chuyên đề Cấu trúc thông điệp quảng cáo
2 hợp phần của một chiến lược • Hành động: • Làm cái gì/Hành vi của tổ chức • Hành động được tuyên truyền nhanh hơn nói • Giao tiếp: • Nói cái gì • Hỗ trợ cho các chương trình hành động • thông tin cho công chúng bên trong và bên ngoài về hành động đã thực thi • thuyết phục các nhóm công chứng đó ủng hộ và chấp nhận hành động • hướng dẫn công chúng những kỹ năng cần thiết để chuyển sự quan tâm thành hành vi
Giao tiếp • Mục đích của giao tiếp • Truyền tải thông điệp nhằm thông tin, thuyết phục, thúc đẩy, hoặc đạt được sự hiểu biết lẫn nhau • Để giao tiếp hiệu quả • những yếu tố của quá trình giao tiếp và cách thức con người tiếp nhận thông điệp • con người xử lý thông tin và thay đổi nhận thức như thế nào • loại công cụ, kênh truyền thông nào thích hợp cho thông điệp cụ thể nào đó
Giao tiếp • Các yếu tố của quá trình giao tiếp: • Người gửi (sender) • Người nhận (receiver) • Thông điệp (message) • Kênh giao tiếp (channel) • Phản hồi (feedback) • Nhiễu (noise) • Mã hóa/giải mã (encode/decode)
Quá trình giao tiếp Nhiễu Mã hóa Giải mã Người gửi Thông điệp Người nhận Kênh Phản hồi
Thông điệp • Thông tin cốt lõi nhất mà tổ chức muốn truyền tải đến công chúng • Phải nhất quán, gắn với mục tiêu PR • Thể hiện: tín hiệu ngôn ngữ >< phi ngôn ngữ • Nhằm mục đích: Ghi nhận thay đổi thái độ thay đổi/điều chỉnh hành vi • Có sức thuyết phục: • Nêu nật nội dung cốt lõi • Đơn giản, tập trung • Sáng tạo • Xác thực
Bài tập Hãy điền những yếu tố còn thiếu vào sơ đồ dưới đây: Doanh nghiệp Khách hàng
Các công cụ thực thi giao tiếp Truyền thông kiểm soát Kiểm soát được từ lúc xây dựng thông điệp cho đến phân phối thông tin: tác động không lớn và ít hiệu quả hơn so với kênh TT không kiểm soát quảng cáo, bản tin công ty, báo cáo năm, tài liệu bán hàng, thư trực tiếp Truyền thông không kiểm soát Không kiểm soát/có thể bị kiểm duyệt hoặc thay đổi hoặc ngay cả bị ngăn chặn hoàn toàn có thể kiểm soát được để giảm thiểm rủi ro và gia tăng cơ hội thực thi thành công quan hệ truyền thông, gặp gỡ công chúng
Các công cụ chính Truyền thông kiểm soát: Quảng cáo Ấn phẩm, video, website… Truyền thông không kiểm soát: Quan hệ truyền thông: bài viết, tin ảnh Sự kiện (Event)/Tài trợ (Sponsorship) Giao tiếp cá nhân
Quan hệ truyền thông (Bài 5) • Đồng nghĩa với publicity (quảng danh) • phổ biến, truyền đạt có mục đích những thông điệp đã được lập kế hoạch và thực hiện thông qua những phương tiện truyền thông đại chúng • không phải trả tiền • kết quả là có được các tin/bài (editorial) • Công cụ tác nghiệp: • Bộ tài liệu truyền thông/TCBC (News release) • Họp báo/Phỏng vấn • Tour báo chí (Media tour)
Ấn phẩm • Tài liệu quan hệ công chúng • Bao gồm: • Tờ gấp (brochure), tờ rời, tờ bướm, thư trực tiếp, video giới thiệu sản phẩm hoặc công ty • Bản tin nội bộ (newsletter), tạp chí nội bộ, trưng bày • Báo cáo năm (annual report) • Cân nhắc: • Mục đích và khán thính giả • Cách phân phát • Nội dung • Trình bày • Hình ảnh và chế bản
Website • Cung cấp thông tin về công ty, quảng bá SP hoặc tạo dựng hình ảnh • Linh hoạt và tự do trong việc “tung tin ra” mà không hề bị nhào nặng hoặc sửa đổi • Công cụ giao tiếp với giới truyền thông qua mạng (online media relations): • phòng tin (website newsroom) • thông cáo báo chí, bài diễn văn của lãnh đạo, báo cáo hàng năm/quý, biên bản cuộc họp hằng năm, phỏng vấn, bức ảnh/hồ sơ/trang tin số liệu…
Quảng cáo cho mục đích PR • Quảng cáo công ty (Corporate advertising) • Quảng cáo biện hộ (Advocacy ads) • Quảng cáo thương mại (Commercial ads) • Bài viết quảng cáo (Advertorials) • Tự giới thiệu trên sóng (Infomercials)
Quảng cáo công ty Quảng cáo để quảng bá hình ảnh của công ty tới khách hàng/cộng đồng IBM: TV “Toàn cầu thông minh hơn” Quảng cáo sản phẩm thuộc về chức năng marketing, không thuộc chức năng PR Product brand
Quảng cáo biện hộ Nhằm khẳng định vị trí và quan điểm của DN về đề tài nào đó có liên quan đền công chúng VD: Nhãn hiệu máy nước nóng Ariston quảng cáo việc sử dụng các dụng cụ điện đúng yêu cầu về kĩ thuật… Honda: Lái xe an toàn
Quảng cáo thương mại Bởi các tổ chức phi lợi nhuận (not-for-profit) Thông báo dịch vụ công ích (Community service announcements - CSA) Từ thiện …
Quảng cáo dưới dạng nội dung Advertorial (quảng cáo bài viết) Báo in Sự kết hợp giữa quảng cáo (advertisement) và bài báo (editorial): Trình bày dưới dạng bài viết: ‘thông tin tự giới thiệu’ Thường nằm trong trang nội dung Infomercial (tự giới thiệu trên sóng): Truyền thông điện tử: phát thanh, truyền hình Kết hợp giữa thông tin (information) và thương mại (commercial): Phóng sự doanh nghiệp
Quảng cáo & tin tức báo chí • Tin tức báo chí (publicity) • Tin tức về công ty/tổ chức, sản phẩm/dịch vụ xuất hiện trên các PTTTĐC cho mục đích thông tin và tin tức thời sự • Không kiểm soát • Không trả tiền: không phải không tốn kém! • Quảng cáo: • Phải trả tiền, mua chỗ hoặc thời lượng • Kiểm soát hoàn toàn về: thông điệp, kích cỡ, thời gian… chiến dịch
Sự kiện đặc biệt (bài 6) Mục đích: nhằm tạo môi trường và cơ hội giao lưu giữa doanh nghiệp và công chúng Các sự kiện: Lễ khai trương, động thổ Lễ kỉ niệm thành lập Lễ giới thiệu sản phẩm mới Đón tiếp người nổi tiếng Tham quan nhà máy Hội thảo và triển lãm Đặc điểm: Giúp DN tiếp cận và tác động trực tiếp đối tượng nắm đến Cốt lõi của sự kiện là truyền đạt thông tin Tiếp cận tới một số lượng công chúng rất hạn chế
Tài trợ • Mục đích: • Tăng cường sự hiểu biết (quảng bá hình ảnh/tên tuổi Cty, SP) • Thu hút thiện chí của công chúng (goodwill) • Có 2 loại: • Bảo trợ: • Thể hiện trách nhiệm XH (CSR) • Khoa học, giáo dục, từ thiện… • Thương mại: • Quảng bá sản phẩm, dịch vụ, khuyếch trương bán hàng • Thể thao, văn hóa, thể thao, nghệ thuật…
Giao tiếp cá nhân • Cá nhân, đại diện tổ chức, doanh nghiệp • Truyền tải thông điệp trực tiếp một cách có hiệu quả • So với các kênh thông tin, kênh giao tiếp cá nhân giúp tiếp xúc trực tiếp và gần gũi với công chúng • Phát biểu trước công chúng (presentation/speech) • Trả lời phỏng vấn báo chí (media interview)
Bài tập • Các hoạt động PR nào giúp DN đạt được các mục tiêu dưới đây?
Chuyên đề • Cấu trúc thông điệp quảng cáo • Cau truc thong diep quang cao.ppt