1 / 12

KINH LĂNG-NGHIÊM Bài 1: TỔNG QUAN VỀ KINH LĂNG-NGHIÊM

KINH LĂNG-NGHIÊM Bài 1: TỔNG QUAN VỀ KINH LĂNG-NGHIÊM. TT. Thích Nhật Từ. I. TỰA ĐỀ KINH.

Download Presentation

KINH LĂNG-NGHIÊM Bài 1: TỔNG QUAN VỀ KINH LĂNG-NGHIÊM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. KINH LĂNG-NGHIÊMBài 1: TỔNG QUAN VỀ KINH LĂNG-NGHIÊM TT. Thích Nhật Từ

  2. I. TỰA ĐỀ KINH • Kinh Thủ-lăng-nghiêm(首楞嚴經),một bộ Kinh đại thừa, gọi đủ là Đại Phật đảnh, Như Lai mật nhân, tu chứng liễu nghĩa, chư Bồ-tát vạn hạnh, Thủ-lăng-nghiêm (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經),còn được gọi là Trung Ấn Độ Na-lan-đà đại Đạo tràng Kinh (中印度那爛陀大道場經), gọi tắt là Đại Phật đảnh Thủ-lăng-nghiêm Kinh (大佛頂首楞嚴經)、Đại Phật đỉnh Kinh (大佛頂經)、phổ biến nhất là Thủ-lăng-nghiêm Kinh (首楞嚴經). • Đề kinh gồm Nhơn, Pháp và Dụ. Đại Phật Đảnh là dụ. Như Lai Mật Nhân là nhơn, Thủ Lăng Nghiêm là Pháp.

  3. I. TỰA ĐỀ KINH • Dựa vào Đại tạng Kinh, đây là bộ Kinh thuộc Quán đảnh bộ (灌頂部錄出別行). Theo ngài Ấn Thuận, Kinh này xiển dương triết lý Như Lai tạng (如來藏), cùng mô típ triết lý của các Kinh Viên Giác (圓覺經), Đại thừa khởi tín luận (大乘起信論) • Theo truyền thuyết, người có công truyền bá Kinh này tại Trung Quốc là ngài Bát-lạt Mật-đế (般剌密諦) thời Đường (618-907) và Di-già Thích-ca dịch ra Hán văn. Từ sau triều Minh (1366-1661) và triều Thanh Trung Quốc, Kinh Thủ-lăng-nghiêm được các nhân sĩ Phật giáo Hán truyền đề cao như bản kinh quan trọng trong học thuật và hành trì tại Trung Quốc. • Công năng và mục đích của Kinh là giúp hành giả chuyển hóa phiền não, thực tập thiền quán, chứng đắc tuệ giác, nhận diện chân tâm thường trú và thể tánh tịnh minh.

  4. II. CÁC BẢN VĂN • 1.Bản tiếng Sanskrit (梵文本) • Căn cứ vào ký lục nguyên đại thì bản tiếng Sanskrit của Kinh Lăng-nghiêm đã bị thất truyền, nay vẫn chưa phát hiện ra. Thần chú Thủ-lăng-nghiêm không xuất hiện trong bản hoàn chỉnh. • 2.Bản Hán văn (漢文版本) • Bản Hán văn sớm nhất thuộc ấn bản Đại tạng kinh có tên là Tiêu Thành Kim Tạng (趙城金藏) thời Bắc Tống, dù ít được biết đến. Kế đến trong ấn bản Càng Long Đại Tạng Kinh (乾隆大藏經), thời nhà Thanh, một ấn bản phổ biến lưu thông nhất.

  5. II. CÁC BẢN VĂN • 3. Bản Tây Tạng • Trong ấn bản Tạng truyền Đại tạng Kinh (藏傳大藏經) có Đại Phật đảnh thủ-lăng-nghiêm Kinh (大佛頂首楞嚴經) vốn được dịch từ bản chữ Hán, thời Đường. • 4. Sách chú giải (註釋書) • Sau đời Đường, Kinh này được lưu truyền rộng rãi. Sau đời Minh, các đại cao tăng rất trọng thị Kinh này. Ngài Cảm Sơn – Đức Thanh (憨山德清) sáng tác Lăng-nghiêm kinh huyền cảnh (楞嚴經懸鏡), ngài Ngẫu Ích – Trí Húc (藕益智旭) sáng tác Lăng-nghiêm kinh huyền nghĩa (楞嚴經玄義) và Lăng-nghiêm Kinh văn cú (楞嚴經文句). • 5. Bản tham khảo • Kinh Thủ Lăng Nghiêm, HT. Thích Duy Lực dịch. Từ Ân thiền đường, Santa Ana, 1990.

  6. III. NGUỒN GỐC KINH (歷史源流) • 1. Chân truyền hay ngụy tạo • Do bản Phạn văn đã mất, cuộc tranh biện học thuật về tính chân truyền từ Ấn Độ hay ngụy Kinh từ Trung Quốc không có hồi kết. Tín đồ Phật giáo Hán truyền cho Kinh này là do đức Phật thuyết giảng trong thời đại ngài. • Các học giả Phật giáo Trung Quốc như Lữ Trừng (吕澄) qua quyển Lăng nghiêm bách (楞严百伪)và học giả thế giới cho Kinh này được ra đời vào thời Đường ở Trung Quốc và khéo liệt vào các tác phẩm Kinh điển có xuất xứ từ Ấn Độ.

  7. III. NGUỒN GỐC KINH (歷史源流) • 2. Thời gian và dịch giả (譯出時間與譯者) • Kinh Lăng-nghiêm (楞嚴經) có mặt vào thời Đường tại Trung Quốc, được ghi nhận sớm nhất trong tác phẩm Khai nguyên Thích giáo lục (開元釋教錄) của Trí Thăng (唐智昇) đời Đường và Độc cổ kinh thích Kinh đồ ký (續古今譯經圖紀). Ngoài ra còn được liệt vào quyển Trinh Nguyên tân định thích giáo mục lục (貞元新定釋教目錄) của Nguyên Chiếu (元照). Có mặt trong chánh tạng thuộc ấn bản Đại tạng Kinh (大藏經) thời Bắc Tống (北宋) và Càn Long Đại tạng Kinh (乾隆大藏經) triều Thanh (清朝). • Theo Khai nguyên thích giáo lục (開元釋教錄) của Trí Thăng (智昇), Kinh này được Sa-môn Thích Hoài Do (沙門釋懷迪) và một tăng sĩ Phật giáo Ấn Độ không rõ tên (不知名的梵僧) đồng dịch tại Quảng Châu (廣州). Sau khi Kinh được dịch, tông tích của vị tăng Ấn Độ này không ai rõ.

  8. III. NGUỒN GỐC KINH (歷史源流) • 2. Thời gian và dịch giả (譯出時間與譯者) • Năm Thần Long (神龍) thứ hai, nhằm 706 TL, ngài Thích Hoài Do được chiếu thỉnh đến Lạc Dương (洛陽), tham dự vào công trình Kinh Đại Bảo tích (大寶積經) của ngài Bồ-đề Lưu-chí (菩提流志), sau đó dịch hoàn thành kinh này vào năm 713 TL thời vua Đường Dụ Tông (唐睿宗). • Tác phẩm Độc cổ kim thích kinh đồ ký (續古今譯經圖紀) có đề cập đến cao tăng đến từ Ấn Độ là Bát- lặc Mật-đế (般剌密帝). Năm thứ nhất, triều Đường Thần Long (唐神龍), nhằm năm 705, vào tháng 5, Bát-lặc Mật-đế đọc tác Kinh này tại Chùa Quang Hiếu (光孝寺), Quảng Châu. Có thể dịch trước năm 705. Tương truyền, ngài Bát-lặc Mật-đế dấu kinh này trong tay, mang đến Trung Quốc.

  9. III. NGUỒN GỐC KINH (歷史源流) • 2. Thời gian và dịch giả (譯出時間與譯者) • Kinh Lăng-nghiêm không thuộc kinh điển được chiếu dịch, nên không có dữ liệu ghi chép về vấn đề này. • Trong thời Bắc Triều, khi phong trào nghiên cứu Thiên thai tông và Hoa Nghiêm tông phát triển thì Kinh Lăng-nghiêm có chỗ đứng trong học thuật và hành trì. • Tác phẩm Lâm gian lục (林間錄) của Tống Tuệ Hồng (宋慧洪), niên đại 1071-1128 có đề cập đến việc đại sư Trí Khải (智顗) vọng bái phương Tây, thỉnh cầu Kinh Lăng-nghiêm.

  10. IV. KHÁI QUÁT NỘI DUNG KINH • Chương 01 giới thiệu bối cảnh ra đời của kinh Thủ Lăng Nghiêm. • Chương 02 khẳng định tâm là hệ quy chiếu Niết-bàn và sinh tử. Đối thoại triết học về vị trí của tâm ở: trong thân, ngoài thân, sau mắt, ở trong thân khi nhắm mắt, ở chỗ tâm suy nghĩ, ở chặn giữa, không dính dáng gì. Tánh thấy là thường trú. • Chương 03 giải thích về mối quan hệ giữa tâm và đối tượng phân biệt. Tánh thấy của tâm không lớn nhỏ, không bị giới hạn, siêu việt mọi vấn cách đặt vấn đề “là” hay “không là”, hòa hợp hay không hòa hợp. Tánh tánh rời tướng nhưng không ngoài pháp. Mối quan hệ giữa năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới, bảy đại với Như Lai tàng.

  11. IV. KHÁI QUÁT NỘI DUNG KINH • Chương 04 khái quát về bản chất của bốn đại, mối quan hệ “sắc không, không sắc”. Khai thị về gốc vọng tưởng, thế giới hiện tượng (cảnh giới, chúng sanh và nghiệp lực). Hướng dẫn “bội trần hiệp giác.” Như Lai tàng chứa tất cả pháp và rời tất cả pháp. Vượt qua nhận thức đối đãi. Khai thị tánh nghe và kiến văn giác tri không có tự thể. • Chương 05 xác định gốc rễ vô minh, dưới tác động của căn và trần, dẫn đến sinh tử. Chân lý của chư Phật ba đời là thống nhất. 24 vị Bồ-tát và a-la-hán lần lượt trình bày nhân duyên ngộ đạo, chứng đắc viên thông (sáu trần, năm căn, sáu thức, bảy đại). • Chương 06 giới thiệu phương pháp nhĩ căn viên thông của Bồ-tát Quan Âm, 32 ứng thân, 14 đức vô úy và 4 đức nhiệm mầu. Bồ-tát Văn Thù phân tích ưu khuyết của căn, trần, thức và đại, khẳng định nhĩ căn là ưu việt hơn. Thực tập 3 vô lậu học, 4 điều xuất trần, chuyển hóa 4 nghiệp trọng.

  12. IV. KHÁI QUÁT NỘI DUNG KINH • Chương 07 giới thiệu về năng lực của tâm chú Thủ Lăng Nghiêm, chỉ rõ về 2 nguyên nhân vọng chấp điên đảo của chúng sanh và hướng dẫn các địa vị tu chứng tâm linh. • Chương 08 tiếp tục giới thiệu các tiến trình tu chứng; biện chứng nhân quả khổ vui; sáu loại khổ từ nghiệp bất thiện liên hệ đến sáu căn và sáu thức của con người; các dư báo sau khi thoát khỏi 3 ác đạo; mười loại tiên tu dị nhân đạt dị quả và cõi trời dục giới. • Chương 09 giới thiệu về trời Sắc giới, Vô sắc giới, bốn loại A-tula; cách thức vượt qua các loại ma sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm. • Chương 10 hướng dẫn phương pháp vượt qua các loại ma hành ấm và thức ấm, từ đó, chuyển thức thành trí tuệ giải thoát.

More Related