260 likes | 495 Views
TINH – KHÍ - THẦN TÂN DỊCH - HUYẾT. Th.S Lê Ngọc Thanh. MỤC TIÊU. Giới thiệu được chức năng của Tinh tiên thiên, Tinh hậu thiên, Tinh sinh dục, Tinh ngũ tạng; Nguyên khí, Tông khí, Vinh khí, Vệ khí, Huyết, Tân dịch, Thần.
E N D
TINH – KHÍ - THẦN TÂN DỊCH - HUYẾT Th.S Lê Ngọc Thanh
MỤC TIÊU Giới thiệu được chức năng của Tinh tiên thiên, Tinh hậu thiên, Tinh sinh dục, Tinh ngũ tạng; Nguyên khí, Tông khí, Vinh khí, Vệ khí, Huyết, Tân dịch, Thần. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng khi có rối loạn chức năng của các thành phần trên.
TINH Là vật chất cơ bản để cấu tạo nên cơ thể và tạng phủ Gồm tinh tiên thiên và hậu thiên. Tinh tiên thiên: các đặc tính về di truyền. Tinh hậu thiên: có nguồn gốc từ thức ăn. Tinh sinh dục: là tinh của Thận, liên quan đến phát dục và sinh dục. Tinh tạng phủ: là vật chất cơ bản cấu tạo nên cơ quan tạng phủ => rối loạn tinh tạng phủ nào sẽ biểu hiện bằng rối loạn chức năng tạng phủ đó.
TINH • Quan hệ Tinh tiên thiên – Tinh hậu thiên • Tinh tiên thiên dựa vào sự nuôi dưỡng của tinh hậu thiên để không ngừng hình thành và bảo vệ thai nhi, giúp cho sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể. • Tinh hậu thiên dựa vào sự thúc đẩy, khí hóa của tinh tiên thiên, từ đó các chất tinh vi không ngừng được sinh mới nhằm thúc đẩy công năng của tạng phủ, phần còn lại được tàng ở Thận.
TINH – CÔNG NĂNG Sinh sôi nảy nở: Thận tinh sung túc thì khả năng sinh sản mạnh mẽ; Thận tinh bất túc thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Sinh trưởng và phát dục: Sinh tủy hóa huyết: Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, não là bể của tủy; Tinh sinh tủy, tủy hóa huyết. Nhu nhuận tạng phủ:
KHÍ – ĐỊNH NGHĨA Là vật chất căn bản nhất để cấu tạo nên cơ thể và duy trì hoạt động sống. Là sự hoạt động của các tạng phủ, khí quan trong cơ thể: tâm khí, phế khí, tỳ khí…
KHÍ – PHÂN LOẠI Bao gồm: nguyên khí, tông khí, vinh khí ( dinh khí ), vệ khí. Khí tiên thiên và khí hậu thiên Thể lâm sàng: khí hư, khí uất, khí trệ, khí nghịch
KHÍ – QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH Liên quan với Phế Liên quan với Tỳ vị Liên quan với Thận
KHÍ – CÔNG NĂNG CỦA KHÍ • Tác dụng thúc đẩy: Kích thích và thúc đẩy sự sinh trưởng, phát dục của cơ thể; kích thích, thúc đẩy công năng sinh lý của các tổ chức tạng phủ • Tác dụng ôn chiếu: khí là nguồn nhiệt lượng của cơ thể và là cơ sở vật chất sản sinh ra nhiệt lượng của cơ thể. • Tác dụng phòng ngự: • Bảo vệ cơ biểu, ngăn chặn ngoại tà • Chính tà giao tranh, đưa tà khí ra ngoài • Khả năng tự phục hồi và khôi phục sức khỏe
KHÍ – CÔNG NĂNG CỦA KHÍ Tác dụng cố nhiếp: Giữ cho vật chất ở trạng thái dịch không bị thất thoát ra ngoài. Tác dụng khí hóa: Thúc đẩy quá trình chuyển hóa giữa vật chất và cơ năng ( trao đổi chất trong cơ thể và quá trình chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa vật chất )
KHÍ – NGUYÊN KHÍ Có nguồn gốc từ tiên thiên. Tàng trữ ở Thận Thúc đẩy sinh trưởng, phát dục của cơ thể Ôn chiếu và kích hoạt hoạt động sinh lý của tạng phủ, tổ chức, cơ quan.
KHÍ – TÔNG KHÍ Nguồn gốc: khí của đồ ăn thức uống hóa sinh + khí trời hít vào Chứa ở khí hải ( là nơi xuất phát, quy tụ về ) Chạy theo đường hô hấp để coi việc hô hấp, qua tâm mạch để vận hành khí huyết. Ảnh hưởng đến hô hấp, thanh âm, ngôn ngữ, sự vận hành khí huyết, sự nóng lạnh, sức hoạt động của cơ thể.
KHÍ – DINH KHÍ Có nguồn gốc từ tinh khí ( âm khí ) trong đồ ăn thức uống Công dụng: hóa sinh huyết dịch để dinh dưỡng toàn thân. Đường vận hành: Dinh khí từ trung tiêu đi ra, dồn vào kinh thủ thái âm Phế nối vòng tuần hoàn của 14 đường kinh ( một ngày đêm đi được 50 vòng )
KHÍ – VỆ KHÍ Là thứ khí nhanh mạnh trong đồ ăn uống ( dương khí ), bắt nguồn ở Tỳ Vị, nhưng do thượng tiêu phân bổ đi. Công dụng: ôn dưỡng tạng phủ, bảo vệ tầng cơ biểu chống đỡ ngoại tà, điều tiết đóng mở tấu lý và bài tiết mồ hôi Đường vận hành: vận hành ở ngoài mạch, ban ngày đi ở phần dương, ban đêm đi ở phần âm. Quan hệ Dinh Vệ: cùng nguồn gốc nhưng khác dòng, Dinh đi trong mạch, Vệ đi ngoài mạch. Hai thứ này có thể chuyển hóa cho nhau.
THẦN Là khái niệm chung về hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy của con người. Là biểu hiện ra bên ngoài của tinh, khí, huyết, tân dịch. Là biểu hiện của tình trạng sinh lý, bệnh lý của tạng phủ Được sinh ra bởi tinh tiên thiên và nuôi dưỡng bởi tinh hậu thiên.
THẦN • Quan hệ Tinh – Khí – Thần: • Sinh mệnh con người bắt nguồn từ tinh, duy trì được sinh mệnh là nhờ khí, chủ của sinh mệnh là thần. • Tinh là cơ sở của thần, khí từ tinh hóa ra, thần là mặt biểu hiện của khí => Tam bảo của con người
HUYẾT • Là thứ thể dịch sắc đỏ. • Được tạo thành từ: • Thận chủ cốt tủy, tủy hóa sinh mà thành huyết. • Tỳ khí hóa tinh hoa của thủy cốc rồi qua tác dụng khí hóa của Tâm Phế mà thành. • Luân chuyển khắp cơ thể qua các mạch máu để dinh dưỡng toàn thân. • Thể lâm sàng: huyết hư, huyết ứ, huyết nhiệt, xuất huyết
HUYẾT – CÔNG NĂNG SL Dinh dưỡng tư nhuận toàn thân Huyết là cơ sở vật chất của hoạt động thần chí Huyết duy trì sự bình hằng của âm - dương
TÂN DỊCH • Tân là một thứ thể dịch, sinh ra từ đồ ăn thức uống, theo khí của tam tiêu phân bố đến khoảng cơ nhục, bì phu để ôn dưỡng cơ nhục, tươi nhuận da lông. • Tân bao gồm: nước bọt, dịch vị, dịch trường, nước tiểu, mồ hôi... • Dịch cũng là từ đồ ăn uống hóa sinh, theo huyết và đi khắp và chứa lại ở các lỗ tự nhiên ( các khiếu ), dịch não tủy, khớp xương.
TÂN DỊCH – NGUỒN GỐC • Từ đồ ăn thức uống • Tiểu trường chủ dịch • Đại trường chủ tân Trên lâm sàng không phân biệt rành mạch mà gọi chung là tân dịch.
TÂN DỊCH – TÁC DỤNG • Tư nhuận nhu dưỡng • Điều tiết âm dương • Bài tiết chất cặn bã • Duy trì cân bằng thủy dịch trong cơ thể
TÂN DỊCH Sự tuần hoàn của tân dịch và sự bài tiết của thủy dịch thừa là mấu chốt quan trọng để duy trì sự thăng bằng thủy dịch trong cơ thể. Tân dịch bị ứ đọng gây đàm ẩm thủy thũng… Thiếu hụt tân dịch đưa đến khô khát, ho khan, mất tiếng, các khớp xương đau nhức, vận động khó khăn…